4.2.1. Dự báo triển vọng chung của toàn ngành 4.2.1.1. Những khó khăn
Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm là ngành luôn phụ thuộc và sự phát triển của ngành chăn nuôi. Hiện này ngành chăn nuôi Việt Nam đang gặp những khó khăn, theo số liệu của cục Thống Kê thì 6 tháng đầu năm 2008 tăng trưởng của ngành chăn nuôi chỉ đạt 0,03% nghĩa là gần như không có tăng trưởng. Nguyên nhân của sự chững lại này là vì:
− Bệnh dịch: Trong 8 tháng đầu năm 2008, dịch cúm gia cầm đã tái phát tại 74 xã thuộc 51 huyện, quận, thị xã của 27 tỉnh, thành phố. Số gia cầm chết và tiêu hủy là 75.170 con . Bệnh lở mồm long móng, tai xanh đã làm chết 15.460 con heo…
− Lạm phát: Trong 8 tháng đầu năm 2008, chỉ số lạm phát đã là 22,4%. Lạm phát làm giảm nhu cầu tiêu dùng, làm tăng giá các nguyên liệu đầu vào, thức ăn chăn nuôi tăng tới trên 30% so với cùng kì năm 2007.
− Cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm nhập khẩu: Kể từ khi gia nhập WTO, các sản phẩm gia cầm đã phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2008, đã nhập vào nước ta (chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh) trên 3.000 tấn, chủ yếu là đùi, cánh gà từ Braxin, Argentina, Hoa Kỳ, với giá nhập về chỉ từ 1,1-1,3 USD/kg. Sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài đã và đang tạo áp lực rất lớn đối với ngành chăn nuôi gia cầm hàng hóa nếu sau này theo lộ trình, hàng rào thuế quan từng bước bị rỡ bỏ (hiện các sản phẩm nhập chịu thuế nhập khẩu 12%).
Với những khó khăn như vậy của ngành chăn nuôi thì ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm cũng gặp vô vàn những khó khăn, hiện nay đang có gần 40 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải ngừng sản xuất hoặc có nguy cơ phá sản do bị thua lỗ. Hiện tổng lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bị tồn kho ở các doanh
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
nghiệp lên tới 200.000-230.000 tấn. Theo số liệu thống kê, lượng sắn khô tồn khoảng 12.000 tấn, khô đậu tương tồn 80.000 tấn, sắn lát trên 100.000 tấn…
Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết, giá thức ăn chăn nuôi thời gian tới sẽ giảm 30-35% so với mức đỉnh điểm tháng 6 và 7/2008. Đại diện Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cũng cho biết, hiện giá thức ăn chăn nuôi trong nước đã giảm khoảng 20% (từ 9.000-10.000 đồng/kg hồi tháng 6/2008 xuống còn 7.000-8.000 đồng/kg). 5
Giá nguyên liệu của thế giới thì đi xuống, trong khi giá heo lại quá thấp, buộc các doanh nghiệp phải giảm giá bán thức ăn chăn nuôi thành phẩm.
4.2.1.2. Những cơ hội phát triển trong tương lai
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự phát triển trở lại của ngành chăn nuôi vào những tháng cuối năm 2008 đã làm cho cơ hội của phát triển của ngành sản xuất thức ăn gia súc gia cầm có nhiều hy vọng mới. Theo báo cáo của ông Hoàng Kim Giao – cục trưởng Cục chăn nuôi Việt Nam về tình hình sản xuất chăn nuôi cả nước thì mặc dù năm 2008 gặp nhiều khó khăn về thời tiết bất thuận, dịch bệnh, lạm phát nhưng ngành chăn nuôi vẫn tăng trưởng khá: Đàn gia cầm tăng 6%, đàn bò sữa tăng 10%, đàn bò thịt tăng 3%, duy nhất chỉ có đàn lợn giảm 3%. Mục tiêu chăn nuôi cả nước năm 2009 sẽ tăng trưởng 7-8 % so với 2008, tỷ trọng chăn nuôi đạt 28% cơ cấu sản xuất nông nghiệp.Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 4,2 triệu tấn, tăng 6,7% ; trứng gia cầm đạt 5,6 tỷ quả, tăng 7%; sữa đạt 280 ngàn tấn, tăng 12%; mật ong 17,1 ngàn tấn, tăng 5%; kén tằm 14,6 ngàn tấn... Theo chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, tỷ trọng chăn nuôi đạt trên 42% trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Như vậy, trong giai đoạn từ nay đến 2010, ngành chăn nuôi phải tăng bình quân 8-9%/năm và giai đoạn 2015-2020 tăng khoảng 5-6%/năm. Ngành chăn nuôi cũng phấn đấu đến năm 2020, sản lượng thịt xẻ các loại là 5,5 triệu tấn, trong đó thịt lợn chiếm 63%, thịt gia cầm 32%, thịt bò 4%; 14 tỷ quả trứng, hơn 1 triệu tấn sữa. Bình quân mỗi người dân sẽ được sử dụng khoảng 56 kg thịt, 140 quả trứng và hơn 10kg sữa/năm.6
Với sự phát triển trở lại của ngành chăn nuôi thì cơ hội cho ngành chế biến thức ăn gia súc, gia cầm của Việt Nam đang rất rộng mở. Riêng năm 2007 nhu cầu về thức ăn gia súc, gia cầm đã lên tới 17 triệu tấn, nhưng năng lực sản xuất trong nước mới chỉ đạt 13,5 triệu tấn (trong đó thức ăn công nghiệp chiếm 45%) còn khoảng 3,5 triệu tấn phải nhập khẩu. Theo chiến lược phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam thì định hướng là
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
gia tăng các trang trại chăn nuôi công nghiệp, sản xuất tập trung chứ không khuyến khích chăn nuôi nhỏ lẻ. Vì vậy, nhu cầu về thức ăn chăn nuôi công nghiệp sẽ tăng khoảng 10% mỗi năm trong khoảng 2010 – 2015.
4.2.2. Triển vọng của doanh nghiệp
Hiện nay trên thị trường thì Công ty TNHH – TM VIC được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có uy tín và dẫn đầu thị trường về sản xuất thức ăn chăn nuôi cho heo, với khoảng 40% thị phần miền Bắc.
Công ty hiện có 4 nhà máy đang sản xuất và 2 nhà máy mới sắp đưa vào hoạt động, các trang thiết bị nhà xưởng và dây chuyền sản xuất nhập ngoại có chất lượng cao với sản lượng lên tới 200 nghìn tấn /năm sẽ phục vụ tốt nhu cầu sản xuất của công ty. Số lượng các đại lý lên tới hơn 4000 đại lý trên hơn 40 tỉnh thành trên cả nước là một điều thuận lợi cho sự phát triển thị trường ổn định của công ty .
Đội ngũ nhân lực quản lý được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, công nhân được công ty đào tạo bài bản. Sự đoàn kết nhất trí giữa các thành viên trong hội đồng quản trị và các cán bộ công nhân viên trong công ty là một trong những nhân tố cơ bản giúp công ty phát triển.
Tuy nhiên công ty cũng gặp không ít những khó khăn. Với mạng lưới bán hàng lớn và rộng khắp trên cả nước như vậy thì việc theo dõi sát sao và quản lý mạng lưới bán hàng là rất khó khăn.
Nguồn cung về nguyên liệu sản xuất của công ty còn phụ thuộc rất lớn vào giá cả trên thị trường thế giới, mà hiện nay tình hình biến động của thị trường này là rất phức tạp. Theo ước tính, trung bình một năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1 tỷ USD nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Đó là một con số không nhỏ. Một điều bất hợp lý, những nguyên liệu chính cho sản xuất thức ăn chăn nuôi như bắp, khô đậu nành, chúng ta đều sản xuất được. Thế nhưng, vì sản xuất manh mún, nên chưa đáp ứng được. Số nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện vẫn rất lớn.
Hiện đang có rất nhiều doanh nghiệp đang cạnh tranh không lành mạnh với công ty, đặc biệt là vấn đề sở hữu trí tuệ. Theo Ông Nguyễn Hữu Lợi, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Thương mại VIC: ‘’Các cơ quan hữu quan dường như chưa coi việc xử lý vi phạm nhãn hiệu hàng hoá là trách nhiệm của họ. Tại thời điểm 2003, chúng tôi nhận được 33 kết luận chính thức là đã có tới 22 đơn vị vi phạm kiểu dáng nhãn hiệu ‘’Con heo vàng’’ của công ty chúng tôi, xong việc xử lý còn
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
nhiều bất cập. Có trường hợp như Chi cục Quản lý Thị trường Hải Phòng đã phát hiện được DN Sóng Hồng trên địa bàn Hà Nội vi phạm nhãn hiệu của công ty chúng tôi nhưng không thể xử phạt được vì họ không có thẩm quyền thi hành phạt trên địa bàn Hà Nội. Tôi mong muốn Nhà nước hãy giao trách nhiệm thực thi cho một cơ quan duy nhất’’ 7
Sự cạnh tranh gay gắt trong nội bộ ngành cũng là một khó khăn, khi mà hiện nay tại Việt Nam có gần 300 doanh nghiệp, trong đó có rất nhiều các công ty của nước ngoài với khả năng tài chính mạnh, đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh này.
4.2.3. Cách thức và quan điểm giải quyết vấn đề
4.2.3.1. Chiến lược kinh doanh của công ty đến năm 2012
− Bao phủ thị trường miền Bắc, mở rộng khai thác thị trường miền Trung và miền Nam − Đầu tư sản xuất hiệu quả và có chiều sâu
− Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng năm có chương trình nâng cao chất lượng từng loại sản phẩm và hoàn thiện quá trình kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Ưu tiên phát triển sản phẩm đậm đặc với mục tiêu giúp người chăn nuôi đạt giá thành thấp nhất và hiệu quả cao nhất. Phát triển sản phẩm thức ăn cho cá tại miền Tây Nam Bộ với chất lượng cao tương đương các công ty nước ngoài tiên tiến.
− Tập trung sức mạnh của tất cả các đại lý bán sản phẩm Con Heo Vàng trở thành đại gia đình Con Heo Vàng. Một năm Công ty xét thưởng cổ phần 01 lần. Dự kiến đến năm 2010 sẽ có từ 40 – 50% đại lý trở thành các cổ đông tiềm năng khi Công ty lên sàn giao dịch.
− Tập trung phát triển các đại lý cấp 2 có tiềm năng, chỉ mở các đại lý cấp I ở các vùng xa Nhà máy.
− Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn của các đại lý, kể cả chuyên môn kỹ thuật và thị trường để đáp ứng và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
− Nghiên cứu thị trường Trung Quốc
− Phát triển thị trường sang Lào và Campuchia
Định hướng phát triển công tác tổ chức mạng lưới bán hàng năm 2009
− Tăng thêm các đại lý tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Đồng Nai, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và một số tỉnh miền Đông Nam bộ.
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
− Tăng thêm chiết khấu cho các đại lý.
− Hình thành bộ phận chuyên trách quản lý mạng lưới bán hàng tại tổng công ty và đào tạo thêm nhân viên theo dõi mạng lưới bán hàng tại các khu vực thị trường.
Bảng 4.1: Kế hoạch tiêu thụ của các chi nhánh năm 2009
Đơn vị: Tấn
Đơn vị Thực hiện 2008 Kế hoạch 2009 Tăng trưởng
1 NM Hải Phòng 20.300 22.000 108% 2 CN Nam Định 10.500 11.000 105% 3 CN Hà Nội 14.200 16.000 113% 4 NM Nghệ An 5.015 6.000 120% 5 NM Bình Định 2.000 2.500 125% 6 NM Đồng Tháp 2.100 3.000 143% Tổng 54.115 60.500 112%
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)
4.2.3.2. Mục tiêu của công tác tổ chức mạng lưới bán hàng trong tương lai của công ty
Mạng lưới bán hàng là một nhân tố quan trọng giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa trở nên nhanh chóng, hiệu quả. Mạng lưới bán hàng được tổ chức hiệu quả sẽ giúp cho công ty vượt qua được những khó khăn hiện tại và là cơ sở để phát triển trong tương lai. Vì vậy công tác tổ chức mạng lưới bán hàng được công ty TNHH – TM VIC quan tâm đặc biệt. Công ty muốn xây dựng cho mình một mạng lưới bán hàng đáp ứng được các yêu cầu sau:
− Mạng lưới bán hàng phải góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, việc xây dựng mạng lưới bán hàng cần tạo được sự khác biệt so với các doanh nghiệp cùng ngành, và lấy đó là một công cụ đắc lực để nâng cao sức cạnh tranh của công ty.
− Mạng lưới bán hàng phải có khả năng thích ứng với những sự thay đổi của môi trường và thị trường. Thị trường và môi trường hoạt động là các yếu tố này luôn thay đổi, mạng lưới bán hàng phải linh hoạt thích nghi với nó.
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
− Mạng lưới bán hàng phải tận dụng được các điểm mạnh và khắc phục được các điểm yếu của công ty.
− Mạng lưới bán hàng phải góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giảm chi phí bán hàng, chi phí sự dụng các nguồn lực của công ty.
− Mạng lưới bán hàng giúp giữ vững mối quan hệ tốt đẹp giữa công ty và các khách hàng hiện có, là một nơi thu thập và truyền tải thông tin hai chiều một cách chính xác nhất giữa doanh nghiệp và môi trường bên ngoài. Từ các thông tin thu thập được từ mạng lưới bán hàng mà công ty có những quyết định kịp thời để ứng phó với các biến đổi của môi trường, thị trường.
− Mạng lưới bán hàng đảm bảo sự cạnh tranh giữa các khu vực thị trường và các đại lý trong khu vực một cách hợp lý nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của công ty.