Triển vọng kiềm chế lạm phát năm 2010 ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuyên đề Lạm phát ppt (Trang 30 - 33)

- Nhiều yếu tố có thể đẩy lạm phát năm 2010 lên cao hơn mức dự báo Thậm chí, nếu các nguồn gây lạm phát không được quản lý và điều hành tốt, lạm phát năm tới có thể

Triển vọng kiềm chế lạm phát năm 2010 ở Việt Nam

NDĐT- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hà Nội và Tp.HCM trong tháng 1/2010 là 1,3% và 1,29%, trong khi mức tăng chung cả nước cùng kỳ là 1,36%; sang tháng 2/2010 các con số tương ứng lần lượt là 2,61% và 1,68%.

Những nhân tố ảnh hưởng đến tăng chỉ số CPI của Việt Nam 2010

Ảnh hưởng trực tiếp của tăng tiêu dùng nhân dịp tết Nguyên đán

Có thể thấy, nguyên nhân hàng đầu có tính truyền thống, trực tiếp và dễ nhận thấy trong việc tạo áp lực gia tăng đột ngột chỉ số CPI chung của cả nước, nhất là ở các đô thị tập trung dân cư và có quy mô thị trường tiêu thụ lớn, như các TP. Hà Nội và Hồ CHí Minh, chính là sự gia tăng đột ngột vượt trội mọi thời điểm khác trong năm về nhu cầu và sức tiêu thụ các hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng gắn với dịp tết cổ truyền dân tộc.

Số liệu của cơ quan Thống kê TW và địa phương cho thấy, so với tháng trước đó, CPI trong tháng 2/2010 trên địa bàn Hà Nội đã tăng gấp đôi mức tăng trong tháng 1/2010; ngoại trừ bưu chính viễn thông, giá tất cả các nhóm hàng tính chỉ số đều tăng, đặc biệt là nhóm lương thực, thực phẩm, đồ uống, thiết bị và đồ dùng gia đình… đều có mức tăng rất mạnh, từ 2,28% - 4,24%. Tính chung hai tháng đầu năm, CPI Hà Nội đã tăng 3,91%; tăng 9,69% so với cùng kỳ năm 2009.

Tại địa bàn Tp.HCM, tốc độ tăng CPI trong tháng 2/2010 cũng lên mức cao nhất trong vòng 17 tháng qua, đưa mức tăng chung 2 tháng đầu năm lên 2,97%, tăng 9,45% so với cùng kỳ năm 2009. Cũng như tại Hà Nội, tại Tp.HCM chỉ riêng nhóm hàng bưu chính viễn thông giảm giá

1,3%, còn tất cả các nhóm hàng khác trong rổ hàng tính chỉ số đều tăng rõ rệt, trong đó giá nhóm hàng văn hóa, giải trí và dịch vụ tăng mạnh nhất với 3%. So với tháng 12/2009, chỉ số giá nhóm dịch vụ giải trí-du lịch đã nhích lên 4,11% (mức cao nhất trong hơn một năm qua), nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng thêm 2,66% so với tháng 1/2010, trong đó, lương thực tăng tới 4,87%, thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình tăng 1,56% - 2,67%, còn nếu so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng này đã lên lần lượt 23,38%, 8% và 9,08%. Các mặt hàng thiết yếu như: thịt gia súc, gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả, hải sản, gạo, nếp, bột mì, bia nước ngọt, bánh mứt... có tốc độ tăng giá cao thêm 1% - 4%.

Đây cũng là những nhóm hàng trọng tâm của mùa tiêu dùng trong và ngay sau dịp Tết Nguyên đán hàng năm và thông thường chúng sẽ có xu hướng hạ nhiệt dần sau Tết.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mức độ tăng giá của 2 tháng đầu năm 2010 cao hơn 2 lần mức tăng 2 tháng đầu năm 2009, cụ thể bình quân mỗi tháng trong 2 tháng đầu năm 2010, CPI tăng xấp xỉ 1,46%, trong khi năm 2009 chỉ có 0,67%. T

Trong tháng 2-2010, trong khi hàng loạt nhu yếu phẩm tăng, thì vàng và đô la Mỹ tiếp tục hạ nhiệt. Chỉ số giá vàng và USD tháng 2/2010 hạ lần lượt 1,94% và 0,28%, như minh chứng cho những tác động tích cực bước đầu của điều chỉnh chính sách tiền tệ.

Sự gia tăng giá cả và chi phí của các nhân tố “đầu vào”

Trong các tháng tới, giá một số mặt hàng chủ chốt tăng lên (như xăng đã tăng thêm từ 550 – 590đ/lít ngày 21/2/2010), và dự kiến tăng như than, điện… có thể sẽ tác động mạnh tới CPI năm 2010 của Việt Nam.

Mặc dầu, như Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp báo của Văn phòng Chính phủ chiều 22/2/2010, khẳng định Chính phủ đã tính toán kỹ để việc tăng giá điện dự kiến từ 1/3/2010 là mức tăng không cao, không ảnh hưởng đến mặt bằng chung của giá cả hiện nay, đặc biệt, không ảnh hưởng đến người nghèo…Cụ thể, với mức tăng giá điện khoảng 4,9%, thì tổng chi phí tiền điện tăng thêm của toàn xã hội sẽ khoảng 4.000 tỉ đồng, sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP ước khoảng 0,2% và làm tăng chỉ số CPI cả nước khoảng 0,16%...

Có thể nói, sự cộng hưởng tác động đồng thời của việc tăng giá xăng, chuẩn bị tăng giá điện, than, nước và giá cước vận tải các loại…, khiến giá hàng hoá và dịch vụ có liên quan trực tiếp và gián tiếp đang đứng trước khả năng tăng, bởi lý do phải chịu ảnh hưởng của các yếu tố tăng giá “đầu vào” nêu trên.

Sự bộc lộ hệ quả của điều chỉnh chính sách tiền tệ - tài chính

Năm 2009, Việt Nam đã tăng trưởng tín dụng 38% để đạt được mức tăng trưởng GDP 5,3%, tổng phương tiện thanh toán vượt mức tăng 25% trong so sánh cuối năm và đầu năm. Chênh lệch giữa tổng phương tiện M2 và tăng trưởng GDP thực tế cho thấy lượng hàng hoá sản xuất ra chưa tương xứng với lượng tiền lớn được đưa vào lưu thông. Năm 2010, Việt Nam cũng sẽ tiếp tục ở mức độ nào đó chính sách nới lỏng tín dụng này để duy trì mức tăng trưởng kinh tế không dưới 6,5% theo kế hoạch đặt ra như một điều kiện đảm bảo ổn định xã hội trong thời điểm chuẩn bị Đại hội Đảng (theo tỷ lệ đầu tư của năm 2009, tăng trưởng tín dụng năm 2010 sẽ phải là 44%). Như vậy, tác động trễ thông thường từ 4-6 tháng của mức tăng tín dụng cao (gấp 7 lần mức tăng GDP) trong năm 2009 sẽ bộc lộ dần trong những tháng từ đầu quý II/2010, tức sẽ trực tiếp tạo áp lực gia tăng lượng phương tiện lưu thông và thanh toán trong nền kinh tế như là nguyên nhân hàng đầu của lạm phát tiền tệ mà Việt Nam đã chứng kiến trong năm 2007…

Đồng thời, do hiệu quả đầu tư xã hội thấp, chỉ số ICOR cao (hiện ở Việt Nam không dưới 7-8 so với Trung Quốc trên 10) và chưa có dấu hiệu cải thiện đã, đang và sẽ tiếp tục tạo sức ép nới lỏng điều kiện tín dụng thương mại của các ngân hàng này, do đó làm tăng nguy cơ bùng nổ

lượng tiền vào lưu thông với tư cách là các luồng vốn kích cầu đầu tư, từ đó trực tiếp làm tăng áp lực lạm phát. Một động thái chính sách ngược lại sẽ làm giảm bớt động lực tăng trưởng và nguy cơ mất ổn định vĩ mô kinh tế theo mục tiêu kế hoạch đặt ra.

Hơn nữa, việc bảo đảm khả năng trả nợ đúng hạn và sự lành mạnh của các khoản nợ tín dụng đã cấp cũng có tác động trực tiếp và gián tiếp đến động thái lạm phát của Việt Nam năm 2010. Nếu những khoản nợ lớn bị dây dưa sẽ tạo nguy cơ mất khả năng thanh khoản của các ngân hàng chủ nợ, đồng thời tạo áp lực tăng cho vay tái cấp vốn –phát hành tiền vào lưu thông của NHNN cho các ngân hàng thương mại.

Ngoài ra, năm 2010 cũng dự kiến sẽ tăng lương và tăng xu hướng chính sách tài chính –tiền tệ thắt chặt, như tăng lãi suất cho vay, bãi bỏ các khoản miễn giảm nghĩa vụ tàì chính cho doanh nghiệp, tăng thu thuế ( dự kiến thuế tài nguyên), những điều này sẽ ít nhiều làm tăng chi phí sản xuất “đầu vào”-do đó tăng giá đầu ra các hàng hoá và dịch vụ cung ứng từ nguồn trong nước.

Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN quy định tăng tỉ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD và VND tăng thêm 603 đồng kể từ ngày 11/2/2010, tăng thêm 3,3% so với tỉ giá ngày trước đó. Tăng tỉ giá ngoại tệ, trước hết đối với USD, như một động thái cần thiết, khó tránh khỏi trong điều chỉnh chính sách tiền tệ năm 2010 nhằm làm giảm áp lực tiêu cực của chênh lệch tỷ giá giữa đồng VNĐ với đồng USD và các đồng ngoại tệ khác trên thị trường chính thức và thị trường tự do, cũng như để phù hợp cơ chế quản lý tỷ giá chung trên thế giới và xu hướng giảm giá các đồng tiền này trong thời gian qua.

Về tổng quát và lâu dài, việc điều chỉnh tỷ giá này có tác dụng tốt nhằm hạn chế, giải toả tình trạng găm giữ, cũng như kỳ vọng đầu cơ, góp phần cân đối theo nguyên tắc thị trường cung- cầu về ngoại tệ, kích thích xuất khẩu và tăng cường sản xuất trong nước, từ đó góp phần kiềm chế vững chắc lạm phát. Tuy nhiên, trong thời gian đầu và mức độ cục bộ, sự điều chỉnh tỷ giá này có thể ít nhiều làm tăng giá của hàng hoá và nguyên liệu nhập khẩu, do đó làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá, cũng như làm giảm lượng hàng nhập khẩu, từ đó có thể làm gia tăng áp lực lạm phát cung-cầu và chi phí đẩy.

Sự hồi phục nền kinh tế và các nhân tố khác

Mặc dầu kinh tế thế giới 2010 còn tiềm ẩn nhiều bất ổn trên thị trường hàng hoá và tài chính- tiền tệ, trong đó có biến động tỷ giá hối đoái của các đồng tiền chủ chốt và khủng hoảng nợ do thâm hụt ngân sách của nhiều nước như là hệ quả các gói kích thích kinh tế trong năm 2009, nhưng nhiều khả năng cho thấy sự phục hồi từng bước nền kinh tế và gia tăng các hoạt động tiêu thụ hàng hoá, nguyên liệu cả trên thị trường trong nước và thế giới (khi kinh tế thế giới phục hồi, giá dầu sẽ tăng cao, kéo theo giá xăng, phân bón, thuốc trừ sâu và các nguyên liệu sắt, thép, xi măng tăng…), nhất là từ nửa cuối năm 2010, sẽ ít nhiều và trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt hoặc trung hạn làm đảo chiều các cân đối hiện nay, tạo áp lực tăng giá các hàng hoá và dịch vụ, đưa mặt bằng giá xã hội lên mức mới, làm tăng đồng thời các loại lạm phát chi phí đẩy và lạm phát ngoại nhập như mặt trái và hệ quả đi kèm tất yếu của tăng trưởng và toàn cầu hoá.

Ngoài ra, mức độ gia tăng và tác động của lạm phát đến đời sống kinh tế-xã hội còn tuỳ thuộc khá nhạy cảm vào hệ quả và khả năng phối hợp đồng bộ, linh hoạt các chính sách và những yếu tố tâm lý xã hôi khác của Việt Nam, trong đó có công tác dự báo, thông tin và yếu tố tin đồn…

Tuy nhiên, điều may mắn là trong bất luận trường hợp nào thì lạm phát cao ngày nay cũng đã khác xa kiểu lạm phát mà Việt Nam đã đối diện trong những năm đầu đổi mới-thời kỳ mà nạn khan hiếm hàng hoá do năng lực sản xuất trong nước yếu kém, tình trạng phong toả, cát cứ kinh tế và những bất cập về thể chế khác đã gây những thiệt hại và ám ảnh nặng nề cho mỗi cá nhân và toàn xã hội.

Các trọng tâm chính sách nhằm kiềm chế lạm phát năm 2010

Đánh giá về khả năng tăng trưởng nền kinh tế cũng như tốc độ lạm phát của của ViệtNam, Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) cho rằng, áp lực lạm phát sẽ trở

Một phần của tài liệu Chuyên đề Lạm phát ppt (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w