Đánh giá tình hình thu hút FDI ở Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Tĩnh (Trang 27 - 39)

Sau hơn 10 năm thu hút FDI, chúng ta đã thu được những kết quả đáng khích lệ, góp phần thiết thực vào công cuộc đổi mới kinh tế ở tỉnh. Tuy nhiên, cũng như ở tất cả các tỉnh, thành phố có đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI ở ta còn nhiều mặt trái và đang đặt ra nhiều vấn đề cần suy nghĩ.

Vấn đề lớn nhất mà FDI gây ra trong những năm qua là không ít những công nghệ và thiết bị lạc hậu đã bị thải loại đã được nhập vào Hà Tĩnh với giá nhập đã hết khấu hao, 50% là đồ cũ tân trang lại. Riêng việc định giá cao hơn giá thực tế từ 15 - 20% của các công nghệ do nước ngoài đưa vào dưới hình thức liên doanh đã gây thiệt hại to lớn cho tỉnh nhà. Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu, thiếu đồng bộ đang báo động nguy cơ trở thành bãi rác thải công nghệ của các nước phát triển, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và có nguy cơ gia tăng mức độ lạc hậu và đặc biệt là gây ra ô nhiễm môi trường. Chẳng hạn như: sản xuất vật liệu xây dựng tạo ra khói, bụi ảnh hưởng tới môi trường xung quanh hay việc khai thác các điểm Du lịch nếu không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan sinh thái ...

Nguyên nhân chính của tình hình trên là do trình độ cán bộ làm kinh tế đối ngoại còn yếu, thiếu thông tin về các loại công nghệ nhập, trình độ kỹ thuật còn thấp, trình độ quản lý và kiểm soát còn yếu. Quan trọng hơn là các chính sách về chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực.. còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện.

Hai là, có một số nhà đầu tư đã lợi dụng quan hệ hợp tác đầu tư hay sự sơ hở

trong chính sách và kiểm tra, kiểm soát để buôn lậu, trốn thuế, gây thiệt hại không nhỏ. Mặc dù các hiện tượng này chưa xuất hiện ở tỉnh ta nhưng chúng ta nên nghiên cứu một số bài học từ các dự án ,qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm quý báu... Đặc biệt, khi đối tác kiểm soát những ngành, những địa bàn trọng yếu, những kỹ thuật quan trọng.. có thể ảnh hưởng xấu đến chủ quyền quốc gia.

Ba là, mục đích của các nhà đầu tư là nhằm thu lợi nhuận càng cao càng tốt. Vì

vậy, họ luôn tìm cách khai thác lợi thế tương đối của nước chủ nhà. Một lợi thế lớn nhất là giá nhân công rẻ nên các nhà đầu tư đã khai thác triệt để lợi thế này gây nhiều thiệt thòi cho người lao động. Chẳng hạn như, ở một số xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư đã tăng cường độ lao động, cắt xén điều kiện lao động, thậm chí xúc phạm nhân phẩm của họ, mua chuộc hoặc phản ứng với các cán bộ công đoàn. Vì vậy đã có nhiều cuộc tranh chấp lao động xảy ra.

Chúng ta vẫn khẳng định FDI là một tất yếu kinh tế trong điều kiện quốc tế hóa sản xuất và lưu thông, một yếu tố cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế và được coi là nguồn lực quốc tế cần khai thác để từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế, góp phần giải quyết các vấn đề về công nghệ và vốn, một cách thông minh để bước nhanh trên con đường CNH và HĐH đất nước. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận từ mặt trái của vấn đề FDI để góp phần tìm ra đối sách hạn chế và đẩy lùi tiêu cực trong thu hút FDI và làm lành mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Tĩnh hiện tại so với các địa phương khác còn ít, các dự án còn nhỏ lẻ, vốn đầu tư ít. Giai đoạn 2001 – 2005 tăng số dự án, số lao động

sử dụng tại địa phương và vốn đầu tư so với giai đoạn 93 – 2000 không nhiều. Tuy nhiên cũng đã giải quyết công ăn việc làm cho người lao động góp phần cho công cuộc xoá đói giảm nghèo, nộp thêm nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Các Doanh nghiệp đã bị rút giấy phép hay giải thể nói chung là trong quá trình hoạt động gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay tỉnh đã có các cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, và căn cứ vào tiềm năng của tỉnh, dự kiến trong các năm giai đoạn 2006 – 2010 đầu tư FDI sẽ tăng mạnh.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH HÀ TĨNH TRONG THỜI KỲ 2006-2010

3.1 Phương hướng cụ thể để phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài

3.1.1 Thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI)

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để mở rộng, tăng nhanh nguồn vốn FDI, có những chính sách khuyến khích tìm kiếm cơ hội thu hút đầu tư, ưu tiên cho các ngành sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu như lĩnh vực Nông, lâm, thuỷ sản, trồng rừng, dự án thu hút nhiều lao động, khai thác khoáng sản.

Hiện nay ở Hà tĩnh có hai khu vực có nhiều tiềm năng để phát triển đó là Khu công nghiệp Cảng Biển Vũng áng và Cụm kinh tế đường 8 bao gồm cửa khẩu Quốc tế Cầu treo.

- Khu công nghiệp Cảng biển Vũng áng: Được Nhà nước Việt nam quy hoạch đến năm 2020 với diện tích khoảng 3825 ha, đây là một trong những khu công nghiệp tập trung thuộc vùng Bắc Trung Bộ gắn với Cảng nước sâu Vũng áng - Sơn dương là một mối giao thông liên vùng và Quốc Tế . Khu công nghiệp cảng biển Vũng áng thuộc địa phận Huyện Kỳ Anh. Ở đây sẽ xây dựng hai cụm cảng :

+ Cảng thương mại tổng hợp ở phía tây mũi ròn Vũng áng có quy mô khoảng 200 ha có độ sâu trung bình 8 - 10m thuận lợi cho việc xây dựng bến cho các tàu có trọng tải từ 15.000 DWT - 50.000 DWT.

+ Vũng Sơn Dương nằm ở phía đông mũi ròn bên ngoài Vũng là hòn Sơn Dương cách bờ gần 4 km, có đỉnh cao 133 m , tổng diện tích khu nước của Vũng Sơn Dương khoảng 1.200 ha, độ sâu bình quân từ 18 - 20 m có nơi sâu trên 20 m ở đây có thể xây dựng các bến cảng cho tàu 150.000 DWT - 300.000 DWT.

Cả hai khu nước Vũng áng và Sơn Dương có khả năng mặt bằng để xây dựng 6 khu cảng với tổng số 56 bến chiếm một vùng đất rộng 650 ha; tổng lượng hàng thông qua 6 khu Cảng trong tương lai sẽ xấp xỉ 48 triệu tấn/năm.

Hiện nay đường nối Quốc Lộ 1 A với cảng Vũng áng đã được hoàn thành và thông xe, bến cảng số 1 đã hoàn thành cơ bản dài 185 m, rộng 28 m, có 3 cần cẩu cùng với các công trình khác thuận lợi cho tàu có tải trọng từ 1,5 vạn đến 2 vạn tấn hoạt động tốt, dự tính lượng hàng hải qua cảng khi khai thác là 500.000 tấn/ năm. Đến nay đã có 13 doanh nghiệp trong và ngoài nước đến nghiên cứu xây dựng cơ sở sản xuất, dịch vụ tại Khu công nghiệp Cảng biển Vũng áng như tổng công ty rau quả Việt nam ( Dự án nhà máy chế biến dứa cô đặc); Đại lý hàng hải Việt Nam (VOSA); Tổng công ty Lâm nghiệp Việt nam ( Liên doanh với Nissho iwai Nhật bản)...

- Cụm Kinh tế đường 8: Bao gồm cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo được ưu tiên phát triển thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ,du lịch và công nghiệp, gắn với việc xây dựng và phát triển thị xã Hồng lĩnh, Thị xã Hà Tĩnh chuẩn bị cho việc khai thác mỏ sắt Thạch khê sau này. Thực hiện việc xây dựng cửa khẩu Quốc tế Cầu treo theo chủ trương của Chính phủ nhằm thu hút giao lưu thương mại và tăng cường khả năng đầu tư hợp tác phát triển.

Hà Tĩnh được Nhà nước Việt nam xếp vào địa bàn khuyến khích đầu tư do đó các nhà đầu tư vào đây sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt như: giá thuê đất thấp nhất, được miễn các loại thuế cùng các chính sách ưu đãi khác do Bộ Tài chính qui định , đồng thời Hà tĩnh đã có bản thảo các chính sách ưu đãi riêng của địa phương cho khu Công nghiệp cảng biển Vũng áng.

3.1.2 Thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA):

Tiếp tục vận động, kêu gọi nguồn vốn này nó có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế xã hội của tỉnh như dự án của Ngân hàng thế giới, Quỹ phát triển nông nghiệp

thế giới, Ngân hàng châu á, Cộng hoà liên bang Đức... tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương đổi mới phương thức vận động, đàm phán để thu hút thêm các dự án mới trong thời gian tới tập trung ưu tiên các dự án vào hỗ trợ phát triển nông thôn như xoá đói giảm nghèo, xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ mới. Thời gian qua Hà tĩnh đã kêu gọi thu hút nguồn này và gửi các dự án đến các tổ chức quốc tế có đại diện tại Hà nội hoặc thông qua các Bộ, Ngành.

3.2 Giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hà Tĩnh

Từ việc phân tích và nhìn nhận tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách tổng quát em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu để có thể tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hà Tĩnh như sau:

3.2.1 Công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư.

- Khẩn trương rà soát bổ sung kế hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội thời kỳ 2006 – 2010 để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh. Xác định lại nhu cầu vốn FDI cho các ngành và các vùng một cách hợp lý từ đó xây dựng danh mục ưu tiên vận động để chủ động vận động, thu hút các dự án đầu tư.

Điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực để có thể căn cứ và xây dựng các dự án đầu tư có tính khả thi cao, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nghiên cứu cơ hội đầu tư vào Hà Tĩnh.

- Rà soát, đánh giá các loại tài nguyên , khoáng sản, nguồn lợi rừng và biển có thể hợp tác đầu tư, chuẩn bị cho các nhà đầu tư vào nghiên cứu các dự án đầu tư.

- Tổ chức, nghiên cứu, điều tra cơ bản về đất đai, lao động, tài nguyên và các điều kiện khác trên địa bàn trong tỉnh nhất là các vùng có nhiều tài nguyên và các vùng du lịch biển.

- Tổ chức nghiên cứu, lập và thẩm định các dự án đầu tư trong danh mục ưu tiên kêu gọi đầu tư, giao cho các ngành và tổ chức tư vấn lập dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt.

3.2.2 Tăng cường hoạt động đối ngoại, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư.

Trong quá trình vận động, xúc tiến đầu tư, phải nghiên cứu kỹ các nhà đầu tư, các đối tác mạnh tầm quốc tế, quốc gia để thu hút các dự án lớn khắc phục các dự án nhỏ lẻ, hiệu quả thấp.

-Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và Đại sứ quán các nước để vận động, xúc tiến các dự án đầu tư vào Hà Tĩnh

-Nghiên cứu, đổi mới phương pháp đàm phán trong xúc tiến, vận động đầu tư nhiệt tình, cởi mở hơn.

3.2.3 Tích cực cải thiện môi trường đầu tư.

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, giảm tối đa phiền hà cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho các dự án được triển khai nhanh và thuận lợi.

Thực hiện các chính sách đầu tư theo luật định và chính sách ưu đãi đầu tư do nhà nước mới ban hành.

Chính quyền các cấp nhất là các huyện chăm lo bồi thường, giải phóng mặt bằng bàn giao địa điểm cho các nhà đầu tư.

Chăm lo xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đường giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin trong các KTT Vũng áng, KCN Gia lách và các khu, cụm công nghiệp nhỏ ở các huyện tạo điều kiện kêu gọi đầu tư vào tỉnh ta.

Xác định nhiêm vụ trung tâm là các xúc tiến đầu tư, vận đông đăng ký và triển khai thực hiện các dự án đầu tư vào tỉnh.

Quan tâm các vấn đề đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn cho các nhà đầu tư yên tâm làm ăn ở Hà Tĩnh.

3.2.4 Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư.

Rà soát lại phân công, phân cấp cho các ngành, các cấp để xử lý hồ sơ cho các nhà đầu tư có hiệu lực và hiệu quả.

Tăng cường quản lý nhà nước sau cấp giấy phếp đầu tư trên các lĩnh vực: Tuân thủ quy hoạch, kiến trúc xây dựng, tiến độ thực hiện, thực hiện việc bảo vệ môi

trường,..yêu cầu các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp để thực hiện kiểm tra, giám sát việc đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh.

Đào tạo cán bộ làm xúc tiến đầu tư và đối ngoại.

Thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm, các Sở phải thống nhất với nhau nội dung cần hợp tác và tháo gỡ các khó khăn làm cho bộ máy quản lý nhà nước ngày càng có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đang ngày càng trở thành hoạt động kinh tế sôi động phổ biến trên thế giới. Trong thời đại hiện nay, khối lượng vốn và các luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới có xu hướng tăng nhanh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng không những đối với nền kinh tế đang phát triển mà còn đối với nền kinh tế phát triển.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thực sự có vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới cũng như công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giúp chúng ta giải quyết 2 vấn đề cơ bản nhất: Quyết định khả năng tiến hành và sự thành công của thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa - vốn và kỹ thuật; góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới, công nghệ mới, phương thức kinh doanh mới; tạo ra một số lượng việc nâng cao năng lực cho người lao động Việt Nam; thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập có hiệu quả nền kinh tế Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng với thế giới.

Tuy nhiên, đến nay bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và Hà Tĩnh vẫn bộc lộ những mặt hạn chế, thiếu sót. Song cần thấy rằng những đóng góp quan trọng là cơ bản, những hạn chế, thiếu sót là điều khó tránh khỏi. Vấn đề đặt ra là, để khắc phục và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả hơn, cần tập trung khắc phục những hạn chế, thiếu sót, tạo ra những nhân tố thúc đẩy, khuyến khích hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển đúng hướng.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài không thể đạt hiệu quả như mong muốn của nhà đầu tư nếu như nước nhận đầu tư không có các điều kiện thích ứng. Lượng vốn này chảy vào hay ít cũng không tùy thuộc vào ý muốn của nước chủ nhà. Chủ động kêu goi đầu tư, tạo ra điều kiện, các tiền đề cần thiết, hấp dẫn, đảm bảo cho việc thực hiện

các dự án đầu tư đạt hiệu quả cao sẽ có tác dụng thu hút mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Duy trì sự ổn định về chính trị - xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển toàn diện, thống nhất cách đánh giá và những quan điểm cơ bản đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, hình thành các giải pháp thu hút, quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với thực tế... là những yếu tố quyết định khả năng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Tĩnh (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w