Tác động đến tình hình kinh tế:

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận: Lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2007-2009 ppt (Trang 37 - 42)

* Lĩnh vực tiền tệ, tín dụng: Đối với các Ngân hàng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lạm phát tăng cao, sức mua đồng tiền giảm xuống, đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng.

- Đối với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Một cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài mong đợi tại hầu hết các ngân hàng (17% – 18%/năm cho kỳ hạn tuần hoặc tháng), luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên, có ngân hàng đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanh ngân hàng lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống ngân hàng thương mại.

- Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện.

- Tính thanh khoản của các ngân hàng bị ảnh hưởng, rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các khách hàng rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua tại mỗi ngân hàng là không nhỏ.

- Do lạm phát cao, không ít doanh nghiệp, người dân thực hiện giao dịch hàng hóa, thanh toán trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt, nhưng lại khan hiếm tiền mặt. Theo điều tra của Ngân hàng thế giới (WB), ở Việt Nam có khoảng 35% lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng, trên 50% giao dịch không qua ngân hàng, trong đó trên 90%

dân cư không thanh toán qua ngân hàng. Khối lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng lớn, Ngân hàng Nhà nước gặp khó khăn trong việc kiểm soát chu chuyển của luồng tiền này, các Ngân hàng thương mại cũng khó khăn trong việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Như vậy lạm phát tăng cao đã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như các thể chế tài chính – tín dụng.

* Lĩnh vực sản xuất: Lạm phát tăng cao đã làm giá đầu vào và đầu ra của các nguyên vật liệu, sản phẩm biến động không ngừng tạo nên sự mất ổn định trong thị trường, gây khó khăn không nhỏ đối với các Doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nữa giá cả tăng cao sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tổng số gần 350.000 doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay, khoảng 95% là Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, khoảng 20% doanh nghiệp khó có thể tiếp tục hoạt động. Ngoài nhóm này, 60% thành viên hiệp hội đang chịu tác động của khó khăn kinh tế, nên sản xuất sút kém. Lạm phát đang làm các công ty không kiểm soát được chi phí, mất thị trường và không đủ vốn để duy trì sản xuất. 20% còn lại là các công ty chịu ít ảnh hưởng và vẫn trụ vững do trước nay ít phải nhờ đến nguồn vốn vay và được các lãnh đạo có kinh nghiệm dẫn dắt.

Số liệu điều tra của Viện Phát triển doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, ngay cả trong điều kiện lạm phát, trên 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh vẫn có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, chỉ hơn 10% được vay 100% theo nhu cầu. Như vậy 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa

đang đứng trước nguy cơ phá sản. Vốn tiền thiếu, nhiều doanh nghiệp thực hiện mua chịu, bán chịu, công nợ thanh toán tăng, thoát ly ngoài hoạt động.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhìn chung thấp hơn so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng của các thành phần GDP cũng giảm so với năm trước. Đặc biệt, tốc độ tăng tích lũy tài sản cố định đã giảm mạnh từ 24% xuống chỉ còn 4%. Trong khi đó, tỉ trọng hàng tồn kho đã tăng lên 5% so với tổng GDP, cao hơn mức thông thường của các năm trước khoảng 2%.

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Toàn nền kinh tế 7,8% 8,4% 8,2% 8.5% 6,3% Nông nghiệp 4,4% 4,0% 3,4% 3,4% 4,1% Công nghiệp 10,6% 10,6% 10,2% 10,2% 8,2% Xây dựng 9,0% 10,8% 11,1% 12,0% 0,0% Dịch vụ 1,3% 8,5% 8,3% 8,7% 7,2%

Tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm (%)

* Lĩnh vực lưu thông: Lạm phát tăng cao đến 23% làm giảm giá trị đồng tiền trong nước. Lạm phát cao khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất (ví dụ: khi có lạm phát, nếu ngân hàng không tăng lãi suất tiền gửãi thì dân chúng sẽ không gửi tiền ở ngân hàng mà tìm cách đầu cơ vào đất đai khiến giá cả đất đai tăng cao...). Chính những hoạt động đầu cơ này lại càng làm cho thị trường trở nên khan hiếm hàng hóa, dẫn đến mất cân bằng cung-cầu.

Năm 2007, giá lương thực-thực phẩm trên thị trường Việt Nam tăng cao đạt mức 18,9%, cao hơn nhiều so với mức lạm phát 12,63%, trong đó nhóm lương thực tăng 15,5% và thực phẩm tăng 21,16%. Những mặt hàng như thiết bị và đồ dùng gia

đình tăng giá 8,36% so với năm 2007, giá mặt hàng may mặc tăng 9,81%, đặc biệt trong lĩnh vực nhà ở và vật liệu xây dựng, giá tăng lên đến 22,39% so với năm 2007. Tình hình này làm cho sức tiêu thụ hàng hóa trong nước có dấu hiệu yếu dần. Đối với những mặt hàng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố tâm lý như chứng khoán và bất động sản thì giá cả của chúng lại giảm xuống rõ rệt. Xét thị trường chứng khoán năm 2008: Liên tục những phiên giảm giá của thị trường trong những tháng đầu năm 2008. Trong quý II năm 2008 thị trường chứng khoán vừa khép lại một tuần giảm mạnh cả về điểm số, giá chứng khoán và khối lượng giao dịch. Tại sàn Tp.HCM, chỉ còn 3,5 triệu đơn vị, bằng phân nửa khối lượng những phiên gần đây và có giá trị 148 tỷ đồng. Chỉ số VN-Index qua phiên này chính thức về mốc 500 điểm, giảm 7,61 điểm, còn 500,33 điểm. HASTC-Index chỉ còn 154,23 điểm, giảm 3,19 điểm. Đúng như dự đoán, thị trường chứng khoán đã xuống mức “đáy” 366 điểm vào ngày 20/6.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận: Lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2007-2009 ppt (Trang 37 - 42)