1, Một số vấn đề chung về phá sản
*Khái niệm
-Phá sản là một hiện tượng bình thường trong quá trình kinh doanh, song việc phá sản nhiều khi để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
-Trên thế giới vấn đề phá sản đã được đề cập từ rất sớm.
-Ở Việt Nam khái niệm phá sản doanh nghiệp lần đầu tiên được ghi nhận tại điều 24 Luật Công ty và điều 17 Luật doanh nghiệp tư nhân (1990).
-Năm 1993 lần đầu tiên Nhà nước ta ban hành Luật phá sản và điều 2 của luật đã định nghĩa: “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn”.
-Luật phá sản năm 2004 định nghĩa: “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”. (Điều 3)
*Phân loại phá sản:
-Phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc; -Phá sản trung thực và phá sản gian trá -Phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân
*Phân biệt phá sản với giải thể:
-Giống nhau: -Khác nhau: +Lý do khác nhau +Thủ tục khác nhau +Hậu quả khác nhau
2, Thủ tục phá sản:
*Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
-Đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản: +Đối tượng có quyền:
Chủ nợ, gồm: Chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần (Điều 13) Đại diện Công đoàn hoặc đại diện người lao động (Điều 14)
Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước (Điều 16) Cổ đông Công ty cổ phần (Điều 17)
Thành viên hợp danh của Công ty Hợp danh (Điều 18)
+Doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản khi lâm vào tình trạng phá sản. (Điều 15)
Ngoài ra các cơ quan sau: Viện kiểm sát, thanh tra, Toà án, cơ quan quản lý vốn, tổ chức kiểm toán hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp (không phải chủ sở hữu doanh nghiệp) có nghĩa vụ thông báo cho những đối tượng có quyền nộp đơn để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. (Các cơ quan này phải chịu trách nhiệm về việc thông báo của mình).
-Nộp đơn và thụ lý đơn
+Người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn phải gửi đơn đến Toà án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết việc phá sản. Thẩm quyền của Toà án được quy định mhư sau:
Cấp huyện giải quyết việc phá sản của hợp tác xã đăng ký kinh doanh ở huyện.
Cấp tỉnh giaií quyết việc phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh ở cấp tỉnh. Đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thì doanh nghiệp đặt trụ sở chính ở đâu thì gửi đơn đến Toà án tỉnh đó.
-Toà án sẽ xem xét thụ lý đơn (sau khi nộp tạm ứng phí phá sản).
-Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
(Đây chính là giai đoạn điều tra khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp để quyết định)
+Trong vòng 30 ngày nếu chứng minh được doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, thì ra quyết định mở thủ tục phá sản.
*Phục hồi hoạt động kinh doanh (nếu có)
Sau khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản, Toà án tiến hành các hoạt động theo quy định của pháp luật để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã phục hồi lại hoạt động kinh doanh.
-Kiểm kê tài sản doanh nghiệp, hợp tác xã (do tổ quản lý tài sản thực hiện), trong thời hạn 30 ngày, nếu trường hợp đặc biệt cũng không quá 90 ngày.
-Lập danh sách chủ nợ (Điều 52). Trong vòng 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về việc mở thủ tục phá sản các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ đến Toà án có thẩm quyền. (Điều 51).
-Lập danh sách người mắc nợ (con nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã) -Triệu tập hội nghị chủ nợ, do thẩm phán chủ trì
Thành phần hội nghị:
+Những người có quyền tham gia: chủ nợ trong danh sách chủ nợ, người được chủ nợ uỷ quyền, đại diện người lao động, công đoàn, người bảo lãnh sau khi trả nợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
+Người có nghĩa vụ tham gia: Người nộp đơn yêu cầu phá sản (có thể uỷ quyền cho người khác dự); người đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
Hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi: có quá nửa chủ nợ không có đảm bảo đại diện cho 2/3 tổng số nợ không có đảm bảo trở lên và có sự tham gia của những người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ (người yêu cầu và doanh nghiệp bị yêu cầu phá sản).
Nội dung cơ bản của Hội nghị chủ nợ:
+Tổ quản lý tài sản thông báo tình hình cần thiết về tình trạng doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản cho Hội nghị biết.
+Phía doanh nghiệp, hợp tác xã đưa ra phương án tổ chức lại, phục hồi hoạt động kinh doanh; nội dung phương án phục hồi kinh doanh (Điều 69) - làm gì, làm như thế nào?
-Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh (Nếu Hội nghị chủ nợ/ lần 1, thông qua phương án của doanh nghiệp); đề nghị Toà án ra quyết định cử người quản lý, điều hành kinh doanh của doanh nghiệp.
-Thời hạn thực hiện phương án phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã là 3 năm (kể từ ngày đăng báo quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ).
-Việc kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã phải diễn ra dưới sự giám sát cảu Toà án và của các chủ nợ (doanh nghiệp phải báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cho Toà án 6 tháng 1 lần).
Nếu doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, trả được các khoản nợ thì thoát khỏi tình trạng phá sản.
*Mở thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ.
-Các doanh nghiệp nếu rơi vào các trường hợp sau sẽ bị mở thủ tục thanh lý tài sản và các
khoản nợ:
+Doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại Khoản 2, -Điều 2 sau khi Nhà nước đã áp dụng những biện pháp đặc biệt mà vẫn không phục hồi được kinh doanh.
+Doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng phương án phục hồi kinh doanh.
+Khi việc tổ chức Hội nghị chủ nợ không thành ( không hợp lệ theo Điều 65 và Điều 79) +Hội nghị chủ nợ không thông qua được phương án phục hồi kinh doanh.
+Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng phương án phục hồi kinh doanh.
-Thứ tự phân chia tài sản trong thanh lý tài sản (Điều 37)
+Phí phá sản.
+Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể hoặc hợp đồng lao động.
+Các khoản nợ không có đảm bảo (nếu doanh nghiệp, hợp tác xã còn đủ tài sản thì được than toán hết, nếu không đủ thì được thanh toán 1 phần theo tỷ lệ tương ứng với khoản nợ).
+Nếu thanh toán hết nợ mà tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn còn thì trả lại cho chủ sở hữu.
-Đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản (Điều 85): doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tài sản để phân chia hoặc đã thực hiện xong phương án phân chia tài sản thì Toà án ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản.
*Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
-Quyết định tuyên bố phá sản được ra đồng thời với quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản.
(Trường hợp đặc biệt theo quy định tại điều 87 - liên quan đến phí phá sản. -Nghĩa vụ tài sản sau khi có quyết định tuyên bố phá sản:
+Không miễn trừ đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của Công ty hợp danh.
-Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản (Điều 94) +Đối với doanh nghiệp nhà nước: Lãnh đạo doanh nghiệp (chủ tịch, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc)
+Các doanh nghiệp khác: (lãnh đạo: chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, giám đốc, thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên; chủ nhiệm, thành viên Ban quản trị hợp tác xã) không được thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã; không được quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn từ 1 đến 3 năm.