Đặt ảnh cách mắt như thế nào là hợp lý?

Một phần của tài liệu Những câu hỏi vì sao ? doc (Trang 106 - 112)

[...] Quy tắc thứ hai trong nghệ thuật xem ảnh, đó là phải đặt ảnh cách mắt một khoảng thích hợp, nếu không sẽ làm hỏng mất sự phối cảnh chính xác. Nhưng khoảng cách đó là bao nhiêu?

Muốn có được một ấn tượng hoàn toàn thì phải nhìn ảnh dưới một góc trông bằng góc trông mà vật kính của máy ảnh “nhìn” hình trên kính mờ của buồng tối; hoặc có thể nói rằng, bằng góc trông mà vật kính “nhìn” vật được chụp. Từ đó ta suy ra rằng hình của vật nhỏ hơn kích thước tự nhiên bao nhiêu lần thì phải đặt ảnh cách mắt một khoảng nhỏ hơn khoảng cách từ vật đến vật kính bấy nhiêu lần. Nói khác đi, cần phải đặt ảnh cách mắt một khoảng xấp xỉ bằng tiêu cự của vật kính.

Nếu ta chú ý rằng đa số các máy ảnh thường dùng có tiêu cự vật kính là 12-15 cm (ở đây tác giả nói tới những máy ảnh thông dụng trong thời kỳ ông viết cuốn sách này, những năm 1930-1940), thì sẽ thấy rằng trước nay ta chưa hề xem ảnh ở vị trí đặt mắt chính xác, vì khoảng thấy rõ đối với một con mắt bình thường là 25 cm, gần gấp đôi khoảng cách nói trên. Cả những tấm ảnh treo tường cũng cho cảm giác phẳng vì ta đã nhìn chúng với một khoảng cách còn lớn hơn nữa.

Chỉ những người cận thị có khoảng thấy rõ tương đối ngắn (cũng như trẻ em có thể nhìn rõ ở khoảng cách gần) khi nhìn một tấm ảnh thông thường bằng

phương pháp chính xác (bằng một con mắt) thì mới thấy công hiệu. Khi đặt ảnh cách mắt chừng 12-15 cm, họ sẽ thấy trước mắt mình không phải là bức tranh phẳng, mà là một hình nổi giống như nhìn thấy trong kính xem ảnh nổi vậy. Như vậy, chúng ta thường hay than phiền một cách vô ích rằng ảnh không có sức sống, đó là do chúng ta không biết đặt ảnh cách mắt một khoảng thích hợp, và lại dùng hai mắt để nhìn thứ chỉ dành cho một mắt.

Những điều chưa biết về nghề nhiếp ảnh

“Ông nội tôi đã phải ngồi không nhúc nhích trước máy ảnh suốt bốn mươi phút đồng hồ mới chụp được một tấm ảnh, mà lại chỉ là một tấm độc nhất không in thêm được!”, nhà vật lý học người St. Peterburg, giáo sư Veinberg, kể về những chiếc máy ảnh đầu tiên.

Nghề chụp ảnh thâm nhập vào cuộc sống của chúng ta từ những năm 40 của thế kỷ 19, đầu tiên dưới hình thức những “tấm ảnh kiểu Daguerre” (mang tên Daguerre, người đã phát minh ra phương pháp ấy), tức là những tấm ảnh in lên các bản kim loại. Khuyết điểm của phương pháp này là người được chụp phải ngồi rất lâu trước máy ảnh - hàng mấy chục phút!

Đối với quần chúng, việc chụp ảnh như vậy mà không cần họa sĩ là một điều mới lạ, gần như thần bí, cho nên chưa dễ tin ngay được. Trong một tờ tạp chí cũ của Nga (1845) có một câu chuyện khá lý thú về vấn đề này:

“Nhiều người đến bây giờ vẫn chưa tin rằng phép chụp ảnh của Daguerre lại có tác dụng. Có lần, một vị khách quần áo chỉnh tề đi chụp ảnh. Người thợ chụp ảnh bảo ông ta ngồi xuống, điều chỉnh ống kính, lắp một tấm nhỏ, nhìn đồng hồ rồi đi chỗ khác. Khi người chủ còn ở trong phòng thì ông khách đáng kính ấy vẫn ngồi rất ngay ngắn, nhưng khi ông ta vừa đi khỏi cửa, vị khách liền đứng dậy, lấy thuốc ra hút, nhìn tỉ mỉ khắp xung quanh máy ảnh, dán mắt vào ống kính, lắc lư đầu, khen: “Cái trò láu lỉnh”, và bắt đầu đi dạo trong phòng.

Người thợ chụp ảnh trở vào, sửng sốt đứng trước cửa và thốt lên: Louis Jacques Mandé Daguerre,

người phát minh ra kiểu chụp ảnh Daguerre.

- Ông làm gì thế? Tôi đã nói với ông phải ngồi thật ngay ngắn kia mà! - Tôi đã ngồi rồi, chỉ lúc bác ra tôi mới đứng dậy thôi.

- Cả lúc đó ông vẫn phải ngồi chứ.

- Thế nhưng tại sao tôi lại phải vô công rồi nghề ngồi như thế?”

Chắc hẳn bạn đọc cho rằng đối với thuật chụp ảnh, ngày nay chúng ta làm gì còn có những ý nghĩ ngây thơ như thế nữa. Thật ra, vẫn còn nhiều người chưa thật hiểu thấu đáo thuật chụp ảnh, thậm chí cả cách xem những tấm ảnh đã chụp được. Chắc bạn sẽ tự nhủ rằng điều này có gì mà không biết: cầm ảnh lên tay rồi nhìn chứ sao. Nhưng sự thực không đơn giản như vậy, phần lớn những người thợ chụp ảnh và những người thích nghề này (chứ chưa nói đến quần chúng), khi xem ảnh vẫn hoàn toàn không theo đúng phương pháp.

Vì sao lực sĩ Sviatogo lại chết?

Bạn có còn nhớ câu chuyện đời xưa về anh chàng lực sĩ Sviatogo, người tự dưng nghĩ ra chuyện nhấc bổng trái đất lên hay không? Archimede cũng đã lăm le hoàn thành một kỳ công như thế, và đã đòi hỏi một điểm tựa cho đòn bẩy của mình...

Nhưng Sviatogo thì lại rất khỏe, và chẳng có đòn bẩy. Anh ta muốn tìm lấy cái gì có thể nắm lấy được để cánh tay khỏe mạnh của anh ta có nơi mà dùng sức: “Giá mà tôi tìm được một cái gì để kéo thì chắc là tôi đã nhấc được cả trái đất lên rồi”. Thật may mắn, chàng lực sĩ tìm thấy trên mặt đất một cái “quai” đóng rất chắc, “không long ra được, không xê xích được, không bật lên được”.

"Chàng Sviatogo xuống ngựa, Hai tay nắm lấy quai,

Nhấc lên quá đầu gối,

Và chân chàng cũng tụt xuống đất đến đầu gối.

Bộ mặt nhợt nhạt của chàng, không có nước mắt mà có máu chảy ra. Sviatogo bị mắc nghẽn ở đó, không nhấc chân lên được.

Và cuộc đời của chàng đến đây là hết".

Giá mà Sviatogo biết rõ định luật tác dụng và phản tác dụng, thì anh ta đã hiểu được rằng sức mạnh lực sĩ của mình đặt vào đất sẽ gây ra một lực phản tác dụng như thế, và do đó cũng là một lực khổng lồ kéo anh ta về mặt đất.

Như vậy, loài người đã biết ứng dụng một cách không có ý thức định luật phản tác dụng trong hàng nghìn năm trước khi Newton phát biểu nó lần đầu tiên trong quyển sách bất hủ của mình “Những cơ sở toán học của triết học tự nhiên” (tức là vật lý học).

Tại sao ngựa ngủ đứng?

Ngựa có đặc tính không giống với những gia súc khác, đó là trong đêm tối, bất kể lúc nào chúng cũng đều nhắm mắt ngủ đứng. Thói quen này là do di truyền lại từ tổ tiên ngựa hoang.

Những con ngựa hoang sống ở trên thảo nguyên sa mạc rộng mênh mông, trong thời xa xưa nó vừa là đối tượng săn bắt của loài người, vừa là món ăn ngon của các loài thú dữ. Ngựa không giống như trâu, dê có thể dùng sừng để quyết đấu, mà biện pháp duy nhất chỉ là bỏ chạy để thoát thân. Cơ thể chúng dài, tứ chi khoẻ, rất thích nghi với khả năng này. Mặt khác, những động vật ăn thịt như hổ, báo, chó sói… đa số đều hoạt động về đêm. Vì vậy, ngựa hoang không dám thảnh thơi ngủ trong đêm tối, ngay cả ban ngày chúng cũng chỉ dám đứng ngủ gật và luôn đề cao cảnh giác.

Ngựa nhà mặc dù không gặp nguy hiểm bởi kẻ thù hoặc do con người gây ra giống như ngựa hoang, nhưng nó được thuần hoá từ ngựa hoang. Vì vậy, thói quen ngủ đứng của ngựa hoang vẫn còn được giữ đến ngày nay.

Ngoài ngựa, lừa cũng có thói quen ngủ đứng, bởi vì môi trường sống của tổ tiên chúng gần giống với ngựa hoang.

(Theo sách Vật lý vu

Vì sao lực sĩ Sviatogo lại chết?

Bạn có còn nhớ câu chuyện đời xưa về anh chàng lực sĩ Sviatogo, người tự dưng nghĩ ra chuyện nhấc bổng trái đất lên hay không? Archimede cũng đã lăm le hoàn thành một kỳ công như thế, và đã đòi hỏi một điểm tựa cho đòn bẩy của mình...

Nhưng Sviatogo thì lại rất khỏe, và chẳng có đòn bẩy. Anh ta muốn tìm lấy cái gì có thể nắm lấy được để cánh tay khỏe mạnh của anh ta có nơi mà dùng sức: “Giá mà tôi tìm được một cái gì để kéo thì chắc là tôi đã nhấc được cả trái đất lên rồi”. Thật may mắn, chàng lực sĩ tìm thấy trên mặt đất một cái “quai” đóng rất chắc, “không long ra được, không xê xích được, không bật lên được”.

"Chàng Sviatogo xuống ngựa, Hai tay nắm lấy quai,

Nhấc lên quá đầu gối,

Và chân chàng cũng tụt xuống đất đến đầu gối.

Bộ mặt nhợt nhạt của chàng, không có nước mắt mà có máu chảy ra. Sviatogo bị mắc nghẽn ở đó, không nhấc chân lên được.

Và cuộc đời của chàng đến đây là hết".

Giá mà Sviatogo biết rõ định luật tác dụng và phản tác dụng, thì anh ta đã hiểu được rằng sức mạnh lực sĩ của mình đặt vào đất sẽ gây ra một lực phản tác dụng như thế, và do đó cũng là một lực khổng lồ kéo anh ta về mặt đất.

Như vậy, loài người đã biết ứng dụng một cách không có ý thức định luật phản tác dụng trong hàng nghìn năm trước khi Newton phát biểu nó lần đầu tiên trong quyển sách bất hủ của mình “Những cơ sở toán học của triết học tự nhiên” (tức là vật lý học).

(Theo sách Vật lý vui) Vì sao lò hơi bị nổ?

Nếu bạn để ý sẽ thấy, sau khi đun nước, trong ấm dần dần lắng đọng một lớp cặn trắng, dày và cứng, bám chắc trên bề mặt kim loại, rất khó rửa sạch. Các lò hơi lớn trong nhà máy sau thời gian dài đun nóng bị cặn đóng dày, có thể làm tắc ống dẫn nước, gây nổ lò hơi.

Bản thân nước không có cặn, nhưng trong nước thiên nhiên chứa một ít tạp chất như canxi sunfat CaSO4, magie sunfat MgSO4, canxi bicacbonat Ca(HCO3)2, magie bicacbonat Mg(HCO3)2, cùng với các muối natri, muối kali khác. Thông thường nước ngầm (nước giếng) có chứa nhiều muối hơn nước trên mặt đất (sông, hồ…). Nước có chứa nhiều muối được gọi là nước cứng, nước chứa ít muối gọi là nước mềm.

Khi đun sôi nước trong lò hơi, canxi bicacbonat và magie bicacbonat khi đun nóng sẽ bị phân huỷ sinh ra các kết tủa canxi cacbonat, magie cacbonat, lắng đọng ở mặt trong thành lò. Ngoài ra, canxi sunfat và magie sunfat cũng lắng lại mặt bên trong lò hơi làm cho lớp cặn càng bền chắc hơn. Cặn lò dẫn nhiệt kém, vì thế để làm cho nước sôi cần nhiệt độ cao hơn, khiến cho nhiệt độ trong lò hơi quá cao, áp suất tăng mạnh, vách lò hơi không chịu đựng được dẫn đến nguy cơ làm nổ lò.

Để làm mềm nước (làm mất độ cứng của nước), có thể sử dụng hai phương pháp: vôi - sôđa và phương pháp trao đổi ion. Theo phương pháp đầu tiên, người ta cho vào nước một nhũ tương hỗn hợp đá vôi - sôđa (natri cacbonat). Các ion canxi và magie trong nước cứng sẽ bị kết tủa, sau đó được lọc để loại bỏ kết tủa này. Nước đã làm mềm đem đun trong lò hơi thì vách lò hơi sẽ không bị đóng cặn nữa.

Ánh sáng đom đóm có từ đâu?

Thử di nát trên đất một con đom đóm phát sáng, bạn sẽ thấy để lại trên mặt đất là một vệt dài, vẫn tiếp tục nhấp nháy, sau đó mới mờ dần rồi mất hẳn. Như vậy, ánh sáng do đom đóm phát ra là sản phẩm của một quá trình hoá học, chứ không phải là quá trình sinh học.

Bởi vì, sau khi côn trùng đã chết mà ánh sáng vẫn còn, thì rõ ràng con vật chỉ làm nhiệm vụ liên tục sinh ra loại chất phát sáng mà thôi.

Đom đóm có hai nhóm là đom đóm bay và đom đóm bò dưới đất. Cả hai nhóm này đều có thể phát ra cùng một thứ ánh sáng lạnh đặc biệt, không toả nhiệt như ánh sáng nhân tạo. Đó là vì trong quá trình phát sáng, hầu như toàn bộ năng lượng được sinh vật chuyển thành quang năng, chứ không tiêu hao thành nhiệt như ở những nguồn sáng nhân tạo khác.

Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu trắng xám, về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt. Bên trong lớp da bụng là dãy các tế bào phát quang, trong cùng là lớp tế bào phản quang, có chức năng như mặt gương giúp phản chiếu ánh sáng ra ngoài.

Các tế bào phát quang có chứa hai loại chất là luciferin và luciferaza. Khi tách rời nhau, chúng chỉ là những hoá chất bình thường, không có khả năng phát sáng. Nhưng khi ở cạnh nhau, men luciferaza sẽ xúc tác, thúc đẩy quá trình oxy hoá luciferin (quá trình dùng ôxy đốt cháy

luciferin). Quá trình oxy hoá này tạo ra quang năng.

Đom đóm chỉ có thể phát sáng lập loè mà không liên tục, bởi vì chúng tự khống chế việc cung cấp ôxy, sao cho phản ứng phát sáng thực hiện được lâu dài.

(Theo Thế Giới Mới) Người nhảy dù rơi như thế nào?

Nhiều người thường nghĩ rằng, khi “rơi như hòn đá” mà không mở dù, thì người sẽ bay xuống dưới với vận tốc tăng lên mãi, và thời gian của cú nhảy đường dài sẽ ngắn hơn nhiều. Song, thực tế không phải như vậy.

Sức cản của không khí đã không cho vận tốc tăng mãi lên. Vận tốc của người nhảy dù chỉ tăng lên trong vòng 10 giây đầu tiên, trên quãng đường mấy trăm mét đầu tiên. Sức cản không khí tăng khi vận tốc tăng, mà lại tăng nhanh đến nỗi chẳng mấy chốc vận tốc đã không thể tăng hơn được nữa. Chuyển động nhanh dần trở thành chuyển động đều.

Tính toán cho thấy, sự rơi nhanh dần của người nhảy dù (khi không mở dù) chỉ kéo dài trong 12 giây đầu tiên hay ít hơn một chút, tùy theo trọng lượng của họ. Trong khoảng 10 giây đó, họ rơi được chừng 400-500 mét và đạt được vận tốc khoảng 50 mét/giây. Và vận tốc này duy trì cho tới khi dù được mở.

Những giọt nước mưa cũng rơi tương tự như thế. Chỉ có khác là, thời kỳ rơi đầu tiên của giọt nước mưa (tức là thời kỳ vận tốc còn tăng) kéo dài chừng một phút, thậm chí ít hơn nữa.

(Theo Vật lý vui) Cách phân biệt một số loại tên lửa

Theo thống kê, hiện trên thế giới có gần 600 loại tên lửa có tính năng, công dụng khác nhau. Dựa trên sự khác nhau của căn cứ phóng tên lửa và vị trí mục tiêu tấn công, có thể chia tên lửa thành mấy loại sau.

Một phần của tài liệu Những câu hỏi vì sao ? doc (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w