+) Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung quan trọng của DAĐT
- Mục tiêu đầu tư của DAĐT là gì?
- Khách hàng thực sự có cần thiết đầu tư? - Quy mô đầu tư thế nào?
- Cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của DAĐT ra sao? - Phương án tiêu thụ sản phẩm như thế nào?
- Quy mô vốn đầu tư là bao nhiêu? Cơ cấu vốn đầu tư?
- Kế hoạch kinh doanh dự kiến thực hiện từ những nguồn vốn nào? - Thời gian dự kiến thực hiện dự án bao lâu?
+) Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm DAĐT
- Tình hình nhu cầu trên thị trường về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án như thế nào?
- Mô tả sản phẩm DAĐT
- Những đặc tính của nhu cầu sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là gì? - Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời
- Tổng nhu cầu hiện tại về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là bao nhiêu?
- Tổng nhu cầu trong tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án được dự tính là bao nhiêu?
- Mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng sản xuất sản phẩm là bao nhiêu?
- Bao nhiêu phần trăm về khả năng sản phẩm dự án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng.
+) Đánh giá về cung sản phẩm
- Năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Liệu việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn?
- Mức độ biến động dự đoán của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác tham gia vào thị trường sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án như thế nào?
- Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua là bao nhiêu? dự kiến khả năng nhập khẩu trong nước thời gian tới là bao nhiêu?
- Tổng mức cung dự kiến và tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm, dịch vụ này là bao nhiêu?
+) Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phảm của dự án, xem xét, đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là thay thể hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhà sản xuất khác. Việc định hướng này có hợp lý không.
Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ thẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm phương án đối với:
Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm của phương án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có ưu điểm gì không
Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng tiêu thụ hay không
Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào, có rẻ hơn không, có phù hợp với xu hướng thu nhập, khả năng tiêu thụ hay không.
- Thị trường nước ngoài
Sản phẩm có khả năng đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không?
Quy cách, chất lượng mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế nào so với những các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu?
Thị trường dự kiên xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không?
Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa, kết quả như thể nào?
+) Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
- Sản phẩm của phương án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không?
- Mạng lưới phân phối của sản phẩm phương án đã được xác lập chưa, mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không? - Ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối là bao nhiêu?
- Khách hàng sẽ áp dụng phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay như thế nào?
- Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem có thể gây ra việc bị ép giá hay không?
- Theo những ước định nói trên thì mức độ sản xuất và tiêu thụ hàng năm của khách hàng vay vốn là bao nhiêu?
- Khách hàng liệu có thể kịp thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu phương án có nhều loại sản phẩm để phù hợp với tình hình thị trường?
- Mức độ biến động vê giá bán sản phẩm này trên cơ sở tháng, quý, năm là bao nhiêu?
+) Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án
- Khách hàng cần bao nhiêu nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm
- Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào? họ là những khách hàng có quan hệ từ trước hay mới thiết lập? khả năng cung ứng và mức độ tín nhiệm của họ như thế nào?
- Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên nhiên liệu đầu vào (nếu có) như thế nào?
- Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu?
- Đối với các dự án phải gắn với vùng nguyên liệu thì khả năng xây dựng vùng nguyên liệu ra sao?
+) Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật
- Địa điểm xây dựng
Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông không? gần nguồn nguyên liệu không? điện nước và thị trường có gần không, có nằm trong quy hoạch hay không?
Cơ sở vật chất hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào, đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác
Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ.
- Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án
Công suất thiết kế dự kiên là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không?
Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có trên thị trường Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào? Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để tạo ra sản phẩm có cao không? - Công nghệ thiết bị
Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới?
Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam không, lý do lựa chọn công nghệ này?
Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ được hay không?
Xem xét đánh gia về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất.
Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được không?
Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý không?
Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án dự kiến không?
Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không?
- Quy mô, giải pháp xây dựng
Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án không, có tận dụng được cơ sở vật chất hiện có hay không
Tổng dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết không
Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không
Vấn đề hạ tầng cơ sở: giao thông, điện nước - Môi trường, phòng cháy chữa cháy
+) Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án
- Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án. Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án
- Xem xét năng lực, uy tín của nhà thầu: tư vấn, thi công, cung cấp thiết bị - công nghệ
- Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi khi thị trường dự kiến bị mất
- Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượnglao động dự án cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.
+) Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn
- Tổng vốn đầu tư dự án
Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ. Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được Ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hàng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư) cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó
đưa ra cơ cấu vốn hợp lý để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án.
- Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án
Cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công.
Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả.
+) Đánh giá hiệu quả tài chính dự án
Trong quá trình đánh giá hiệu quả tài chính dự án, có hai nhóm chỉ tiêu cần thiết phải đề cập
- Nhóm chỉ tiêu về suất sinh lời của dự án: NPV, IRR, ROE (đối với dự án có vốn tự có tham gia)
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ Nguồn trả nợ hàng năm
Thơi gian hoàn trả vốn vay
DSCR (chỉ số đánh giá khả năng hoàn trả nợ dài hạn của dự án)
+) Phân tích rủi ro của dự án
- Rủi ro về tiến độ thực hiện (đối với dự án xây dựng): Hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện.
- Biện pháp giảm thiểu rủi ro: Khách hàng đã có giải pháp gi giảm thiểu rủi ro
- Rủi ro về thị trường: rủi ro hàng hóa sản xuất ra không phù hợp với nhu cầu thị trường, thiếu sức cạnh tranh về giá cả, chất lưọng, mẫu mã, công dụng…
- Rủi ro về môi trường và xã hội: Dự án có thể gây tác động tiêu cực đối với môi trường và dân cư xung quanh
- Rủi ro kinh tế vĩ mô: bao gồm các rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô như tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất…
Ngân hàng phải xem xét xem khách hàng đã có những biện pháp giảm thiểu rủi ro: Khách hàng đã có giải pháp gì giảm thiểu rủi ro, những biện pháp dó có khả thi không?