Đối với hoạt động tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Giai phap day manh huy dong von (Trang 57 - 59)

Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh huy động vốn ở công ty TNHH đầu tư – sản xuất

3.3.1. Đối với hoạt động tín dụng ngân hàng

Nhà nước cần chỉ đạo các bộ ngành khẩn trương rà soát, thống nhất các văn bản hiện hành, hoàn thiện quy định về hình thức tín chấp, khuyến khích các loại hình tín dụng khác ra đời để đa dạng hóa các kênh cho vay vốn, đẩy nhanh sự phát triển của thị trường chứng khoán, khuyến khích sự ra đời của các công ty tài chính cũng như sự ra đời của hiệp hội kinh doanh để bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tín dụng, hoàn thiện Luật công cụ chuyển nhượng để bảo lãnh, thế chấp vay vốn ngân hàng.

Mức vốn cho vay không chỉ căn cứ vào vốn tự có mà còn căn cứ vào tính khả thi của dự án đầu tư hay phương án kinh doanh. Mở rộng diện cho vay dài hạn để doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất. Đơn giản hóa thủ tục cho vay. Nhà nước cần khuyến khích việc thành lập và phát triển các tổ chức tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, có giải pháp hỗ trợ và cơ chế phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của những đơn vị này, đẩy mạnh việc thành lập các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ như quỹ hỗ trợ sản phẩm mới, quỹ phát triển khoa học, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ bảo hiểm tiền vay... Các quỹ này cần được xây dựng và phát triển để khuyến khích người sản xuất, các doanh nghiệp trợ giúp nhau, hạn chế rủi ro, giúp cho sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển bền

vững. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng cần hoàn thiện cơ chế cho vay theo hướng đơn giản, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính sách tín dụng cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện và thống nhất, tạo điều kiện để doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn.

Quỹ Hỗ trợ phát triển cần có kế hoạch tăng cường thực hiện các hình thức hỗ trợ đầu tư, bảo lãnh đầu tư đối với các dự án thuộc khu vực kinh tế tư nhân, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp cũng cần thực hiện nhiều hình thức góp vốn, có thể bằng tiền, bằng tài sản, bằng giá trị quyền sử dụng đất, bằng sáng chế, phát minh công nghệ, kỹ thuật… của các tổ chức, cá nhân để tăng năng lực sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp cũng nên thành lập một quỹ bảo hiểm nhằm chia sẻ những rủi ro khi gặp thất bại trong sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân tiếp cận với các nguồn hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của các chương trình, dự án quốc gia, quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.

Các ngân hàng cần đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng; cải tiến thủ tục cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng đơn giản, rõ ràng hơn, tiếp tục cải tiến quy trình cho vay nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay của các ngân hàng thương mại hiện nay. Đồng thời, cần đa dạng hoá hơn nữa các hình thức bảo đảm tín dụng để thích ứng với đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp tục nghiên cứu và triển khai việc phát triển và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng mới như dịch vụ tư vấn, môi giới đầu tư chứng khoán, bảo quản vật có giá, cung cấp các dịch vụ sản phẩm bảo hiểm, uỷ thác... Cùng với đó phải chú trọng tới hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến công

chúng cũng như tới cộng đồng các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Một phần của tài liệu Giai phap day manh huy dong von (Trang 57 - 59)