3.5.1. Yếu tố chính phủ chính trị
Trong tiến trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề chuyển giao khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại hóa nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong nước, trong đó ngành sản xuất gạch ngói nhận được sự quan tâm của các cấp các ngành. Thêm vào đó, cần phải hiện đại hóa ngành sản xuất gạch ngói vì đây là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở đó nhiều văn bản pháp luật của các cấp, các ngành đưa ra những biện pháp hỗ trợ ngành sản xuất gạch ngói phát triển theo hướng hiện đại hóa như:
- Nghị định số 119/1999/NĐ-CP, ngày 18/9/1999 của Chính Phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ.
- Kế hoạch liên ngành số 04/KH-CN-KHCN, ngày 24/02/2005 của Sở Khoa học - Công nghệ và Sở Công nghiệp về việc chuyển giao kỹ thuật sản xuất gạch theo công nghệ lò nung liên tục kiểu đứng cho các cơ sở sản xuất gạch tỉnh An Giang năm 2005.
- Quyết định số 3027/QĐ-UB ngày 31/12/1999 Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang giao kế hoạch danh mục và vốn đầu tư xây dựng năm 2000 thuộc nguồn vốn ngân sách tỉnh.
- Quyết định số 668/2000/QĐ-UB ngày 30/03/2000 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành chương trình khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tỉnh An Giang (gọi tắt là chương trình khuyến công).
Với sự quan tâm giúp đỡ về vốn và kỹ thuật của chính quyền địa phương như trên trong tương lai sẽ có rất nhiều cơ sở thay đổi công nghệ dẫn đến sản lượng sẽ tăng vọt nhanh chóng, nguồn nguyên liệu gần nơi sản xuất có nguy cơ bị thiếu hụt, tình trạng tranh giành mua nguyên liệu sẽ dẫn đến giá nguyên liệu tăng kéo theo giá thành sản phẩm tăng cao trong khi đó thị trường có thể sẽ không thể tiêu thụ hết sản phẩm vì tốc độ tăng trưởng của ngành cao hơn tốc độ tăng trưởng của thị trường.
Bên cạnh đó còn có những chính sách ảnh hưởng không tốt đến cơ sở như:
- Quyết định số 1608/QĐ-UB.QHXD và Quyết định số 1609/QĐ-UB.QHXD ngày 02/7/2002 của UBND tỉnh An Giang bắt buộc các cơ sở phải di dời vào làng nghề sản xuất tập trung, các cơ sở phải bỏ cơ sở cũ, xây dựng cơ sở mới, thuê mặt bằng sản xuất...
- Quyết định số 15/2000/QĐ-BXD ngày 24/7/2000 của Bộ xây dựng về việc ban hành quy định đầu tư sản xuất gạch ngói đất sét nung, theo đó đến năm 2010 không còn các lò gạch thủ công, trong khi Thành Long cũng là một cơ sở dùng công nghệ lò thủ công.
- Chương trình số 05/2005/CTr-UB ngày 19/5/2005 của UBND tỉnh An Giang ban hành chương trình hành động về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-
HĐH đất nước đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh An Giang. Vì vậy, đến năm 2010 phải không còn các lò gạch thủ công.
Theo những văn bảng trên, đến năm 2010 các cơ sở buộc phải di dời vào làng nghề sản xuất tập trung, các cơ sở phải đầu tư lại vì đặc thù của ngành là lò nung không thể di dời nên phải đầu tư công nghệ lò nung mới, mua lại mặt bằng sản xuất ở khu tập trung, vấn đề đi lại, sinh hoạt của công nhân sẽ gặp khó khăn.
3.5.2. Yếu tố kinh tế
Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh và ổn định Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2000-2004 Chỉ tiêu Đvt 2000 2001 2002 2003 2004
Tốc độ tăng GDP % 6,89 6,89 7,08 7,34 7,69 GDP tỷ đồng 441.646 481.295 353.762 613.443 713.071 GDP bình quân Ngàn đồng 5.689 6.117 6.720 7.583 8.692
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển ở tốc độ cao, GDP bình quân trên 7,5% (2001 – 2005). Theo dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ còn tăng trưởng cao trong nhiều năm nữa. Đây là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp an tâm đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Kinh tế tỉnh An Giang: GDP tăng liên tục từ 5,52% năm 2001, đột biến lên 10,54% năm 2002 và 9,18% năm 2003, năm 2005 GPD của toàn tỉnh là 10.449 tỷ đồng tăng 9,9% so năm 2004. GDP bình quân đầu người từ 4,8 triệu năm 2001 và 8,52 triệu đồng năm 2005, tăng 3,72 triệu so với năm 2001. Thu ngân sách trên địa bàn theo đó cũng tăng từ 829 tỷ năm 2001 lên 1082 tỷ năm 2003, lần đầu tiên An Giang gia nhập “câu lạc bộ tỉnh ngàn tỷ” (nguồn: báo cáo của UBND tỉnh An Giang). Sự phát triển của nền kinh tế kéo theo thu nhập của người dân ngày càng tăng, số hộ nghèo cũng giảm liên tục, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện, nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân cũng tăng theo. Thêm vào đó, tỉnh đang có kế hoạch đô thị hóa đến năm 2010 Thành phố Long Xuyên trở thành đô thị loại 2, Châu Đốc trở thành đô thị loại 3, Tân Châu chở thành đô thị loại 4 (thị xã). Tỉnh chủ trương xây dựng các khu công nghiệp (khu công nghiệp Bình Long, Bình Hòa, Vàm Cống) gắn liền với sự phát triển các khu đô thị để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi cơ sở hạ tầng phải đủ để đáp ứng tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng hiện nay. Vì vậy, quá trình đô thị hóa đã tạo nên những nhu cầu cấp thiết về vật liệu xây dựng trong đó gạch xây là loại vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong các công trình kiến trúc. Ngoài ra, sự phát triển của kinh tế tư nhân, tiểu chủ cũng góp phần thúc đẩy hoạt động xây dựng nhà dân dụng tăng lên hàng năm nên nhu cầu về vật liệu xây dựng cũng tăng không chỉ ở thành thị mà còn ở cả nông thôn.
3.5.3. Yếu tố công nghệ
Sự phát triển của nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã cung cấp cho ngành sản xuất gạch xây dựng máy móc thiết bị ngày càng tốt hơn. Đây chính là cơ hội cho các cơ sở sản xuất quan tâm đến việc đổi mới công nghệ và thiết bị liên tục để tránh bị tụt hậu.
của nước ngoài, giá cả hợp lý. Còn về công nghệ lò nung được các công nhân kết hợp kinh nghiệm bản thân với thành tựu khoa học kỹ thuật để cho ra các thế hệ lò nung mới hoàn thiện hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ngoài ra còn có các công nghệ lò nung khác nhập từ nước ngoài về chi phí rất cao nhưng được chính quyền hỗ trợ 30% giá trị công nghệ như:
+ Công nghệ sản xuất gạch ngói nung bằng lò đứng liên tục: sử dụng nhiên liệu than cám, vốn đầu tư 500 triệu đồng/lò đơn (bao gồm công chuyển giao kỹ thuật và thiết bị), công suất 8 -10 triệu viên/năm, tỷ lệ hao hụt không quá 5%, hiện đang được áp dụng ở nhiều nơi
+ Công nghệ sản xuất gạch ngói nung bằng lò Hoffman: sử dụng được nhiều loại nguyên liệu như: đầu FO, than đá, vỏ điều, trấu, bã mía, dăm bào, mạt cưa; vốn đầu tư khoảng 725 triệu đồng/lò (bao gồm công chuyển giao kỹ thuật), công suất 30.000 viên gạch, tỷ lệ hao hụt 1,5-3%, hiện Công ty Tây Ninh Cosino chuyển giao công nghệ.
+ Công nghệ sản xuất gạch ngói nung bằng lò tuynel: sử dụng nhiên liệu dầu FO, đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, năng suất 25 triệu viên/năm, vốn đầu tư rất lớn (25 tỷ đồng - năm 1995).
Hiện tại, các cơ sở sản xuất gạch ngói trên địa bàn tỉnh (trong đó có Thành Long) đều sử dụng công nghệ cũ (lò thủ công nhiên liệu đốt bằng trấu, đòi hỏi nhiều công nhân). Thời gian sản xuất dài - khoảng 15 ngày mới cho ra sản phẩm. Vì vậy, không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, nên các cơ sở sản xuất gạch ngói có công nghệ cũ sẽ có xu hướng thay đổi công nghệ sản xuất từ bán thủ công sang tự động hóa trong sản xuất vừa tăng năng suất vừa đáp ứng yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nhưng các cơ sở còn e dè chưa mạnh dạn tiến hành thay đổi công nghệ vì chi phí cao và chưa có mô hình mẫu tại An Giang để học hỏi.
3.5.4. Yếu tố tự nhiên
3.5.4.1. Khí tượng thủy văn
- Nhiệt độ: Dựa vào tài liệu của trạm khí tượng thủy văn An Giang cung cấp thì nhiệt độ trong tỉnh tương đối ổn định ít bị phân hóa theo mùa. Nhiệt độ bình quân năm thay đổi từ 26,5 0C – 27,3 0C . Nhiệt độ này rất thích hợp cho việc sản xuất gạch (nhất là khâu phơi gạch sống).
- Khí tượng: An Giang là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng, ẩm, thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt có các yếu tố khí hậu khác nhau:
+ Mùa khô: Từ tháng 12 – 4 năm sau: khí hậu khô và nóng, lượng mưa không đáng kể, chiếm từ 10 -15 % tổng lượng mưa của cả năm.
+ Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 5- tháng 11: mưa nhiều, lượng mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa mưa lại trùng vào mùa nước lũ của sông Mê Kông dồn về hạ lưu nên đã gây ra tình trạng ngập úng, lũ lụt, chi phối đến nhiều hoạt động sản xuất và đời sống trong đó có ngành sản xuất gạch ngói nhất là khâu phơi gạch sống và các công trình xây dựng rất hạn chế thi công trong mùa mưa lũ. Vì vậy, yếu tố khí tượng ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất gạch.
Theo số liệu thống kê của tỉnh An Giang thì huyện Châu Phú, Châu Thành có loại đất sét mỡ gà có pha cát, thường ở lớp mặt của đất thần nông nên rất thích hợp làm nguyên liệu sản xuất gạch. Với diện tích đất trồng lúa trên 64 ngàn ha chính là nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào cho doanh nghiệp, trung bình mỗi năm có thể cung cấp khoảng 195 triệu m3 đất cho sản xuất, trong khi đó ngành sản xuất gạch ngói huyện Châu Phú mỗi năm chỉ tiêu thụ khoảng 64 ngàn m3 đất (theo số liệu của phòng Kinh tế huyện Châu Phú năm 2003), các cơ sở sản xuất gạch ở huyện Châu Thành mỗi năm tiêu thụ khoảng 240 ngàn m3 đất. Với trữ lượng đất lớn như trên có thể đáp ứng đầy đủ nguyên liệu cho ngành sản xuất gạch. Tuy nhiên, giá của nguyên liệu đất có chiều hướng tăng do các cơ sở ngày càng phải đi xa hơn để tìm mua nguyên liệu, chi phí vận chuyển tăng lên, đây là bài toán mà các cơ sở gạch cần phải giải quyết nhanh chóng vì hiện tại đất nguyên liệu xung quanh các cơ sở đang ngày càng cạn kiệt.
3.5.5. Yếu tố văn hóa – xã hội:
Hiện nay xu hướng của người tiêu dùng (sử dụng vật liệu để cất nhà) đã thay đổi từ nông thôn đến thành thị, khi tính đến chuyện xây dựng mới hoặc sửa sang lại nhà người tiêu dùng lựa chọn nhà xây bằng vật liệu gạch chứ không sử dụng gỗ như trước đây, một phần do chất liệu gỗ hiện nay rất đắt tiền, phần khác sự du nhập của văn hoá kiến trúc phương Tây với nhiều mẫu kiến trúc độc đáo, đẹp và hiện đại. Do đó, nhu cầu sử dụng gạch để xây nhà đang tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, phong cách sống của người dân Việt Nam dần dần thay đổi, họ thích sống trong những căn nhà được xây dựng bằng gạch với kiểu dáng đa dạng phong phú, bền bỉ với thời gian, ít chi trả cho việc sửa chữa nhà hàng năm. Điều này đã tạo nhu cầu rất lớn về vậy liệu xây dựng trong đó có gạch xây. Bên cạnh đó, người tiêu dùng thường xuyên được tiếp cận với những hình ảnh giới thiệu về kiến trúc hiện đại trên các phương tiện thông tin như tạp chí, báo,...đã dần định hình xu hướng tiêu dùng trong người dân, việc sở hữu một căn nhà tường có kiến trúc hiện đại trở thành mơ ước của nhiều người ở cả thành thị và nông thôn.
3.5.6. Yếu tố dân số:
Năm 2005 dân số tỉnh An Giang là 2,2 triệu người, với mật độ dân số khá cao là 646 người/km2 (đứng thứ 3 trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long), số người trong độ tuổi lao động chiếm 61% so với dân số. Trong khi đó, An Giang là một tỉnh nông nghiệp với mật độ dân số cao như trên thì tình trạng dư thừa lao động là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, việc phát triển các làng nghề thủ công, công nghiệp sẽ giúp giải quyết vấn đề dư thừa lao động. Nghề sản xuất gạch ngói là một trong những ngành nghề thu hút nhiều lao động, không đòi hỏi trình độ chuyên môn, không đòi hỏi phải thông qua đào tạo bài bản như một số ngành nghề khác, lao động có thể được đào tạo tại cơ sở và chỉ cần một ít thời gian là có thể có được một lực lượng lao động sản xuất tốt. Vì vậy, đây chính là nguồn cung ứng nhân lực dồi dào cho cơ sở.
Bảng 3.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của Thành Long STT CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI quan Mức
trọng Phân loại Điểm quan trọng
1 Chính sách Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá của chính phủ 0,07 3 0,21 2 Chính sách phát huy ngành nghề truyền thống 0,08 3 0,24 3 Thu nhập người dân tăng, nhu cầu xây dựng nhà mới cao nên cần
nhiều gạch, ngói và vật liệu xây dựng 0,11 3 0,33 4 Tốc độ đô thị hóa của tỉnh tăng cao, xây dựng nhiều công trình mới 0,10 4 0,40 5 Một số địa phương ở ĐBSCL còn thiếu nguồn cung gạch, ngói 0,09 3 0,27 6 Điều kiện địa lý: Nguyên liệu dồi dào, vị trí thuận lợi 0,07 3 0,21 7 Có nhiều công nghệ mới để lựa chọn 0,07 3 0,21 8 Nguồn lao động dồi dào 0,04 3 0,12 9 Quy định của nhà nước đến năm 2010 không còn lò thủ công 0,08 3 0,24 10 Chính sách tập trung sản xuất gây khó khăn 0,09 2 0,18 11 Những tháng mưa trong năm ảnh hưởng đến khâu phơi gạch sống 0,05 2 0,10 12 Áp lực cạnh tranh cao do đối thủ mạnh và có nhiều đối thủ mới 0,07 2 0,14 13 Nguồn nguyên liệu gần nơi sản xuất có nguy cơ bị thiếu hụt 0,08 3 0,24
Tổng cộng 1,00 2,89
Nhận xét: Với số điểm quan trọng là 2,89, có thể nhận định cơ sở phản ứng tốt đối với các cơ hội như: chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương nhằm phát huy ngành nghề truyền thống và bảo vệ môi trường, nhu cầu của thị trường ngày càng tăng, điều kiện tự nhiên thuận lợi, chính những cơ hội này đã góp phần giúp cho cơ sở phát triển đi lên. Còn một số yếu tố mà cơ sở phản ứng không tốt cơ sở cần phải quan tâm đến khi xây dựng chiến lược kinh doanh của mình.
CHƯƠNG 4
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CƠ SỞ THÀNH LONG
GIAI ĐOẠN 2006- 2010
4.1. Xây dựng mục tiêu4.2. Xây dựng các chiến lược 4.2. Xây dựng các chiến lược 4.3. Lựa chọn chiến lược:
Chương 4
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CƠ SỞ THÀNH LONG GIAI ĐOẠN 2006- 2010
Sau khi phân tích các môi trường tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh, những điểm mạnh điểm yếu của cơ sở, những cơ hội cũng như thách thức đến từ môi trường tác nghiệp và môi trường vĩ mô. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ đề ra những mục tiêu phù hợp với năng lực của cơ sở Thành Long cũng như tình hình môi trường kinh doanh.
4.1. Xây dựng mục tiêu
4.1.1. Căn cứ xác định mục tiêu
•Điều kiện về yếu tố lao động vốn công nghệ