chi nhánh NHNN & PTNT Phan Đình Phùng .
2.4.1.Những thành tựu đạt được .
Năm 2005 hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng NHNN & PTNT Phan Đình Phùng tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng vượt mức kế hoạch đề ra.Tổng nguồn vốn tăng 13,5%, dư nợ và đầu tư tăng 14 %, nợ xấu chiếm 3,05%, hoạt động kinh doanh ngoại tệ chuyển biến tốt, hoạt động thanh toán quốc tế tăng 16,8%, hoạt động kinh doanh vốn như: Giao dịch tiền gửi VNĐ, USD, đầu tư tín phiếu kho bạc, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở …đạt khá tốt; trích lập quỹ dự phòng rủi ro cao nhất từ trước đến nay và phù hợp với khả năng tài chính, số thu hồi sau xử lý rủi ro và xử lý tồn đọng đạt kế hoạch; các công ty hạch toán độc lập đều có lãi.
Trong bối cảnh các NHTM cạnh tranh quyết liệt trong công tác huy động vốn, Ngân hàng đã có chủ chương đúng đắn là cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng ổn định, tăng cường huy động nguồn vốn từ dân cư, nguồn vổn trung và dài hạn vì vậy đã tiến hành đồng thời các biện pháp như hoàn chỉnh các chính sách, xây dựng và chỉnh sửa các cơ chế kịp thời. Xây dựng đề án huy động vốn tài khoản dự thưởng bằng vàng” 3 chữ A”, phát hành giấy tờ có giá dài hạn trong toàn bộ hệ thống, đáp ứng đựơc yêu cầu đòi hỏi thực tế
và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế. Năm 2005 nguồn vốn của chi nhánh có tốc độ tăng trưởng khá với cơ cấu nguồn vốn hợp lý.Tỷ trọng nguồn vốn từ dân cư tăng từ 31% đến 38 %, giảm tỷ trọng nguồn vốn nhận và đi vay tổ chức tín dụng khác từ 19% xuống 11%; tạo sự cân đối lành mạnh giữa nguồn vốn với sử dụng vốn; đảm bảo khả năng thanh khoản và luôn có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao hơn tốc độ tăng trưỏng dư nợ.
Năm 2005 là năm chi nhánh có năng lực tài chính rất mạnh : Chi nhánh vừa đảm bảo trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định với mức trích lập là 474,6 triệu, giải quyết cơ bản nợ xấu, nợ tồn đọng từ năm trước, động thời lợi nhuận của chi nhánh vẫn tăng cao hơn năm 2004 là 20,1%. Đây là điều kiện tăng lương cho cán bộ của chi nhánh.
Chất lượng tín dụng thường xuyên được tăng lên, nợ xâu là 3,05% đảm bảo mục tiêu mà Ngân hàng đề ra là dưới 5%. Chi nhánh thực hiện uỷ thác cho công ty quản lý và khai thác tài sản. Ngân hàng NHNN & PTNT Việt Nam xử lý tài sản thế chấp của công ty.
Triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo thu hồi nợ và xử lý rủi ro của Ngân hàng NHNN & PTNT Việt Nam. Kết quả năm 2003 đã thu hồi đựoc 595 triệu, năm 2004 là 715 triệu và năm 2005 là 905 triệu các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.
Biện pháp mà chi nhánh sử dụng nhiều nhất để hạn chế và xử lý nợ quá hạn là gia hạn nợ, tức là tạo điều kiện cho người vay có điều kiện thanh toán nợ cho Ngân hàng, không bị lâm vào tỉnh trạng nợ phá sản.
Như vậy, Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý nợ quá hạn và có tác dụng tốt, đem lại hiệu quả cao trong việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn tại Ngân hàng . Đây là những thanh công mà chi nhánh đã đạt được và sẽ ngày càng được phát huy hơn.
2.4.2.Những tồn tại của chi nhánh trong công tác xử lý nợ quá
hạn .
Bên cạnh những thành công đạt đựoc chi nhánh còn tồn tại không it những khó khăn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
*Ngân hàng gặp phải một số khó khăn trong việc xửlý tài sản thế chấp:
+Đối với những tài sản của tư nhân có thể dễ dàng xử lý nhưng đôi khi lại liên quan đến vấn đề đồng sỏ hữu vì tài sản được tạo bởi nhiều cá nhân như: Nhà cửa, trường hợp giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm là tài sản gia đình do một người đứng tên.
+Đối với cho vay các Doanh nghiệp khi phải xử lý thường là máy móc đấtđai. Việc xử lý tài sản này là tài sản thuộc quyền quản lý của Doanh nghiệp. Vì vậy, khi xử lý phải có sự tham gia của nhiều ngành, mà đặc biệt là phải đựoc sự chấp thuận của tổng cục quản lý vốn và tài sản. Hiện nay, việc quy định trình tự xử lý thủ tục quản lý con chưa đầy đủ để có thể dễ dàng xử lý, nhất là đối với quyền sử dụng đất của Doanh nghiệ .
+Đối với những tài sản thế chấp là công trình lớn của Nhà nước, đây là tài sản hình thành băng vốn vay Ngân hàng và Doanh nghiệp dùng chính tài sản này để đảm bảo nợ vay. Ngân hàng đề nghị pháp luật công nhận tài sản thế chấp để được ưu tiên trả nợ Ngân hàng. Nhưng để bán tài sản này cũng hết sức khó khăn vì công trình này rất lớn như: Cả một dây chuyền sản xuất xi măng, nhà máy sản xuất bia …Hơn nữa thủ tục thanh lý tài sản thế chấp rất rườm rà và chi phí cao.
*Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, chức năng có thẩm quyền trong công tác xử lý nợ quá hạn của Ngân hàng, các cơ quan chức năng khác chỉ mang tính chất giúp đỡ, hỗ trợ cho Ngân hàng chứ không
đóng vai trò quyết định khiến việc thu hồi bị trì trệ, gây tồn đọng vốn lớn cho Ngân hàng. Mặt khác, khi phải nhờ đến những cơ quan chức năng thời gian xử lý các khoản nợ sẽ bị kéo dài hơn và phát sinh các khoản chi phí rất tốn kém.
*Việc khởi kiện và thủ tục xét xử các vụ án cũng rất phức tạp, tốn kém cả về tiền của lẫn thời gian. Các khoản nợ qúa hạn phải xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro không phải là nhỏ: Năm 2003 là 329 triệu ,năm 2004 là 394 triệu, năm 2005 là 421 triệu. Tuy nhiên những khoản nợ quá hạn phải xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro không thể thu hồi ngay được Các khoản nợ quá hạn phải xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro càng lớn thì vốn kinh doanh của Ngân hàng trong các khoản nợ quá hạn càng lớn. Dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn và giảm thu nhập của Ngân hàng.
*Hiểu biết của cán bộ tín dụng về các lĩnh vực kinh tế xã hội con thiếu dẫn đến hạn chế trong công tác tư vấn khách hàng và thẩm định dự án.
*Khó khăn từ cơ chế: Theo nghị định 178/1989/ND-CP ngày 29/12/1999, quyết định 149/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 đã tạo ra cơ chế tương đối thoáng để Ngân hàng tụ xử lý. Tuy nhiên, trên thực tế nếu không thoả thuận được việc xử lý tài sản thì Ngân hàng không thể tự xử lý đựơc. Sự không nhất trí này được coi là một tranh chấp mà theo quy định phải đưa ra toà án để giải quyết mất rất nhiều thời gian và công sức. Cơ quan công chứng thường không xác nhận vào các văn bản bán đáu giá, hợp đồng mua bán tài sản khi thiếu ý kiến chấp thuận của chủ tài khoản ,ngoài ra việc bán tài sản đảmbảo đòi hỏi Ngân hàng phải thực hiện thủ tục phức tạp khiến cho việc xử lý tài sản thu hồi nợ trở nên rất khó khăn.
*Khó khăn từ việc thi hành án: Toà án chỉ giao phần tài sản trên đất thuộc quyền đình đoạt của Ngân hàng, còn phần đất vẫn thuộc sở hữu Nhà nước, nên không thể xử lý bán phần tài sản trên đất được vì vậy người mua e
ngại, sau khi mua sẽ bị Nhà nước thu hồi lại đất và đền bù phần xây dựng trên đất với giá rẻ.Trường hợp khác ,toà án chỉ giao cho Ngân hàng quyền quản lý, khai thác tài sản mà không giao quyền định đoạt (bán); hoặc toà án không tuyên bố rõ ràng, thiếu hợp lý khiến đối tượng phải thi hành án dựa vào đó chây ỳ, không thanh toán nợ cho Ngân hàng và cũng không chịu bàn giao tài sản cho cơ quan thi hành án để khai thác, phát mại thu hồi nợ cho Ngân hàng.
Khó khăn từ chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương luôn có xu hướng ủng hộ các giải pháp xử lý nợ có lợi cho địa phương nhưng bất lợi cho Ngân hàng, biến vôn của Ngân hàng thành tài sản của địa phương. Cơ quan địa phương thường: trì hoãn việc xử lý nợ, giao các tài sản của Doanh nghiệp nợ Ngân hàng cho đơn vị khác quản lý trước khi giải thể, phá sản để tránh việc phải bán tài sản trả nợ cho Ngân hàng; tìm kiếm các điểm sai sót chưa phù hợp với các quyết định của pháp luật trong việc thực hiện các thủ tục thế chấp tài sản nhằm mục đích thu hồi tài sản đã đem thế chấp, thanh toán nợ cho các đơn vị địa phương trước khi thanh toán nợ cho Ngân hàng. Những việc làm này gây thiệt hại cho Ngân hàng mà nếu khiếu nại hay kiện tụng để bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng tại toà án hiếm khi thành công.
*Khó khăn từ thị trường bất động sản :
Hoạt động của thị trường bất động sản trong hai năm gần đây nhìn chung khá chầm lắng. Nguyên nhân do Nhà nước ban hành nhiều chính sách về các loại thuế liên quan đến đất đai, gây tâm ly hoang mang, cho người có nhu cầu mua đất động sản. Thêm vào đó ,giá vàng liên tục tăng cao kích thích xu hướng tích trữ vàng, ảnh hưởng lớn dến khối lượng giao dịch bất động sản vốn có thói quen sử dụng vàng làm phương tiện trao đổi. Do đó,
làm thị trường bất động sản hoạt động kém sôi động, giá có xu hướng giảm ở một số khu vực, việc xử lý tài sản vì thế gặp nhiều khó khăn.
*Khó khăn từ phía khách hàng nợ:
Trong nhiều trường hợp các khách hàng nợ mặc dù vẫn còn có khả năng thanh toán nợ nhưng thường trì hoãn, chây ì,hoặc lẩn tránh việc trả nợ. Các công cụ pháp luật để chế tài những hành vi này vẫn chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn. Một số khách hàng nợ có thiện chí trả nợ tuy đã hợp tác tích cực với Ngân hàng để xử lý các khoản nợ song họ vẫn có tâm lý chò đợi tình hình thị trường bất động sản thuận lợi, giá lên cao để có thể thanh toán nợ cho Ngân hàng nhiều hơn. Vì vậy tốc độ xử lý nợ bị hạn chế.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN