Khoả n3 Điề u3 Luật Cạnh tranh 2004.

Một phần của tài liệu luật doanh nghiệp - luật về kinh tế và luật doanh nghiệp (Trang 61 - 62)

II. HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH, THƯƠNG MẠ

34 Khoả n3 Điề u3 Luật Cạnh tranh 2004.

- Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;

- Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

- Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

- Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;

- Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

Tuy nhiên, không phải mọi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều bị cấm một cách tuyệt đối. Việc cấm tuyệt đối (không có miễn trừ, không có ngoại lệ) chỉ áp dụng đối với những loại thỏa thuận về ngăn cản, kìm hãm, không cho đối thủ tiềm năng tham gia thương trường, không được phát triển, mở rộng kinh doanh; thỏa thuận loại bỏ các doanh nghiệp nằm ngoài thỏa thuận (tẩy chay) hoặc thông đồng để một hoặc các bên thắng thầu trong cung cấp hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Những loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh còn lại chỉ bị cấm khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên35. Những thỏa thuận liên quan đến thị phần liên quan dưới 30% là hợp pháp.

b. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Khi một doanh nghiệp tồn tại trên thị trường liên quan với một thị phần và phạm vi ảnh hưởng lớn nhất định sẽ dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp này lạm dụng thế mạnh của mình để thực hiện các hành vi cạnh tranh gây bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh, khách hàng và có tác động tiêu cực đến thị trường. Theo Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.

Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; - Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; - Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan Khi được coi là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp sẽ bị cấm lạm dụng vị trí này để hạn chế cạnh tranh. Theo Điều 13 Luật Cạnh tranh, những hành vi bị cấm đối với doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường (bao gồm doanh nghiệp độc lập và nhóm doanh nghiệp) là:

- Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

- Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;

Một phần của tài liệu luật doanh nghiệp - luật về kinh tế và luật doanh nghiệp (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w