Kiến nghị đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh phú (Trang 56 - 61)

- Các chỉ tiêu định tính

3.3.3Kiến nghị đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

b/ Tận thu nợ ngoại bảng nợ khoanh

3.3.3Kiến nghị đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

_ Nâng cao hiệu quả của trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHĐT&PT Việt Nam. Trung tâm phải thường xuyên cung cấp các thông

tin cho chi nhánh về các khách hàng, và những đánh giá phân tích của mình từ các thông tin thu thập được về khách hàng đó cho các Chi nhánh.

_ Bên cạnh đó, trung tâm thông tin này cũng cần cung cấp các thông tin khác có liên quan đến hoạt động tín dụng như các thông tin về giá cả máy móc thiết bị đầu tư trên thị trường, mức đầu tư thích hợp cho một dự án cụ thể, tình hình biến động của thị trường, xu hướng đầu tư hiện tại. Ví dụ : 1 dự án xi măng lò quay, công suất 1,5 triệu tấn 1 năm thì tổng vốn đầu tư bao nhiêu là hợp lý, giá cả thiết bị máy móc trên thị trường.

_ Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định dự án, phân tích và xử lý thông tin và pháp luật để nâng cao trình độ cán bộ tín dụng.

_ Xây dựng chính sách tiền lương đối với cán bộ tín dụng phù hợp hơn với thực tế.

Hiện nay NHĐT&PT tuy đã xây dựng chính sách tiền lương đối với cán bộ tín dung, nhưng bên cạnh những điểm tích cực, chính sách này vẫn có điểmhạn chế sau: Đó là tiền lương phụ thuộc vào tỷ lệ gia hạn nợ, NQH,... trong khi lại không có chế độ thưởng đối với cán bộ thực hiện tôt nghiệp vụ thể hiện ở việc tỷ lệ gia hạn nợ thấp, tỷ lệ NQH thấp. Do vậy cán bộ tín dụng thường né tránh trách nhiệm, chỉ nhận những khách hàng được đánh giá tốt về mình, không nhận những khách hàng yếu kém, hay không đưa ra những nhận xét xác thực về các khoản nợ.

_ Triển khai nhanh hệ thống hiện đại hóa: Triển khai nhanh các dự án đầu tư hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào hoạt động của cả hệ thống, tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin về khách hàng thuận tiện hơn.

_ Hoàn thiện các qui định, tiêu chuẩn, phương thức tiến hành hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Ban hành các văn bản hướng dẫn một cách đồng bộ phù hợp với thực tế, giảm thiểu việc chỉnh xửa thay đổi thường xuyên.Ví dụ cuốn Sổ tay tín dụng ban hành tháng 10 năm 2004 đến tháng 1/2005 đã sửa đổi.

_ Cần ban hành qui định cụ thể , chặt chẽ về lưu trữ, bảo quản và quản lý hồ sơ tín dụng, thực sự coi hồ sơ tín dụng như một tài sản quan trọng của ngân hàng, là cơ sở khẳng định quyền sở hữu của ngân hàng đối với phần tài sản lớn nhất trong bảng cân đối tài sản của mình.

KẾT LUẬN

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro đặc biệt là RRTD là một trong những yêu cầu tất yếu đối với các Ngân hàng thương mại trong quá trình hội nhập của đất nước. Hoạt động của Ngân hàng có đặc thù riêng đó là tính rủi ro rất cao, chính vì vậy Ngân hàng muốn hoạt động kinh doanh của mình có hiệu quả thì không thể không chú trọng đến hoạt động quản trị rủi ro.Quản lý RRTD là một nghiệp vụ đòi hỏi rất nhiều trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ ngân hàng, những ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ và giàu kinh nghiệm và có đạo đức tốt thì hoạt động quản lý RRTD sẽ có hiệu quả cao.

Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động quản lý RRTD tại các Ngân hàng thương mại ,qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận kết hợp với quá trình thực tập tại chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ, em đã chọn đề tài : “ Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Thọ”.

Trong chuyên đề em đã trình bày một số nội dung sau:

Thứ nhất: Khái quát được những lý luận cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại.

Thứ hai: Trình bày các biện pháp mà Chi nhánh NHĐT&PT Phú Thọ đã và đang thực hiện nhằm hạn chế RRTD, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tins dụng, trên cơ sở phân tích kết quả đạt được bằng các chỉ tiêu định tính và định lượng để đánh giá hiệu quả của những biện pháp này.

Thứ ba: Trên cơ sở phân tích thực trạng cùng vơi nhứng kiến thức nghiên cứu trong thời gian học tập tai trường Đại học cũng như tại cơ sở thực tập, em đã đề xuất một số giải pháp góp phâng nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ.

Em mong muốn và hy vọng đóng góp nhứng kiến thức của mình nhằm góp phần nâng cao khả năng quản trị rủi ro tại Chi nhánh. Tuy nhiên

do kiến thức còn hạn chế cộng với thiếu kinh nghiệm thực tiễn, do vậy Chuyên đề còn rất nhiều thiếu sót.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phan Thị Thu Hà và tập thể cán bộ nhân viên Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ em hoàn thành Chuyên đề này!

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh phú (Trang 56 - 61)