II. Khả năng thanh toán
2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng TS
2.1. Tỷ suất LNTT/ Tổng TS2.2. Tỷ suất LNST/ Tổng TS 2.2. Tỷ suất LNST/ Tổng TS 2.3. Tỷ suất LNST/ VCSH 2,20 1,49 1,78 1.18 11.9 1,429 0,786 0,539 9,444 0.787 0.632 0,536 0,042 0,56 0,554
(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: (sử dụng LNTT).
Cứ một đồng doanh thu thuần trong năm 2005 đem lại cho công ty 0,0083 đồng lợi nhuận trước thuế, trong năm 2004 là 0,013 và năm 2003 là 0,023. Như vậy tỷ trọng doanh thu thuần đóng góp vào lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp ngày càng nhỏ đi trong khi quy mô của doanh nghiệp ngày càng lớn. Chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng máy móc thiết bị không hợp lý.
Tỉ suất sinh lợi trên doanh thu: Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm chính là LNST/DT mà chỉ số này đạt 2,9% thì mới hoạt động có hiệu quả. Vậy mà công ty chỉ đạt 1,49% là cao nhất trong ba năm 2003, 2004. 2005 và tỷ suất này giảm dần theo các năm..
Nguyên nhân và các yếu tố làm giảm tỷ suất: là do lợi nhuận qua các năm của công ty giảm trong khi đó doanh thu của công ty lại tăng. Cụ thể doanh thu tăng theo các năm lần lượt là:78.528.767.647; 98.920.010.343; 109.995.671.464 (đồng). Điều này chứng tỏ rằng các chi phí của doanh nghiệp tăng quá cao. Chi phí của doanh nghiệp tăng do giá nguyên vật liệu của các công trình mấy năm gần đây biến động lớn.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: Đây là các chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Tuy nhiên những chỉ số chủ yếu này của công ty cho thấy sự xuống dốc nhanh chóng của doanh nghiệp. Chỉ số ROA= LNST/TS của công ty quá thấp so với hệ số chuẩn là 8,8% năm 2004 là
năm công ty có hiệu quả nhất đạt 9,44% còn năm 2005 thì chỉ số này bị sụt giảm một cách nhanh chóng là 0,58% đặt công ty trên bờ vực bị phá sản.
Nguyên nhân gây ra sự biến động lớn này chính là lợi nhuận của công ty giảm sút qua các năm trong khi đó công ty lại đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định.
Khả năng sinh lãi của doanh nghiệp quá yếu kém cho thấy trong mọi chính sách về quản lý tài chính của công ty nên có nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết kịp thời, nếu không, công ty sẽ có nguy cơ bị phá sản.
Chỉ số ROE= LNST/VCSH phản ánh mức sinh lợi của một đồng vốn chủ sở hữu (mức tăng giá trị tài sản cho chủ doanh nghiệp). Các yếu tố ảnh hưởng tới ROE là khả năng tăng doanh thu, công tác quản lý chi phí, quản lý tài sản và đòn bẩy tài chính. Do ROA năm 2004 giảm mạnh nên ROE của năm này cũng giảm sút nghiêm trọng.
Có thể nói qua phân tích các chỉ số về yếu tố sinh lợi của công ty ta thấy lợi nhuận của công ty giảm sút một cách nghiêm trọng. Bên cạnh đó các chỉ số này còn chỉ cho chúng ta thấy công ty đang sẽ phá sản nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời. Chính vì vậy mà công ty đã chuyển sang cổ phần hoá vào tháng 10/2005 vừa qua.
2.2.3. Nhận xét chung về lợi nhuận của công ty.
Như đã phân tích ở trên, lợi nhuận của công ty được hình thành từ doanh thu và chi phí. Muốn đánh gía một cách chính xác về lợi nhuận của Công ty ta cần phải xem xét mức độ biến động của lợi nhuận qua các năm 2003, 2004 và 2005. Sự biến động lợi nhuận của công ty được biểu hiện qua biểu đồ sau: