Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng tại Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT hoàn kiếm (Trang 32 - 39)

- Kết quả tài chính.

2.2. Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng tại Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm.

Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm.

2.2.1.Vị trí của thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế của Ngân hàng công thương Hoàn kiếm.

Đối với Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, hoạt động kinh doanh đối ngoại là một hoạt động mới so với các hoạt động khác. Tuy nhiên, qua gần 10 năm thực hiện hoạt động kinh doanh đối ngoại cũng đã thu được những thành tựu đáng kể, góp phần không nhỏ vào sự đI lên của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. Bắt đầu tiến hành từ năm 1993, thời gian đầu Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm chỉ đạo, động viên kịp thời của Ban lãnh đạo Ngân hàng và sự hỗ trợ của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Phòng kinh doanh đối ngoại đã tích cực làm việc và đưa Ngân

hàng Công thương Hoàn Kiếm luôn luôn đứng đầu trong hoạt động thanh toán quốc tế trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam và xây dựng được một hệ thống các khách hàng truyền thống. Năm 1994, Ngân hàng bắt đầu mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Những năm qua, trong thanh toán quốc tế hàng hoá xuất nhập khẩu, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi và chiếm ưu thế hơn hẳn các phương thức thanh toán khác do tính ưu việt và do sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến phương thức thanh toán này. Đối với Ngân hàng, tổng kim ngạch thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ chiếm khoảng 80 – 83 % tổng giá trị kim ngạch thanh toán quốc tế.

So sánh tỷ trọng thanh toán theo L/C với các phương thức thanh toán quốc tế khác Đơn vị: tr.usd Năm Tổng k/n chuyển tiền Tổng k/n nhờ thu Tổng kim ngạch L/C Tổng k/n TTQT Tỷ trọng k/n L/C (%) 2003 6.48 5.92 53.6 66 81,21 2004 7.2 5.89 56.91 70 81,3 2005 5.32 3.4 41.28 50 82,56 Tổng 19 15.21 151.79 186 81,61

Qua bảng trên, chúng ta thấy rằng, phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng nhiều nhất là phương thức tín dụng chứng từ bởi những ưu đIểm của nó. Khối lượng thanh toán của phương thức thanh toán này chiếm giá trị 80% đến gần 83% tổng giá trị thanh toán quốc tế đang được sử dụng. Nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ là nguồn thu chính cho hoạt động

thanh toán quốc tế của phòng kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.

Với tư cách là một chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Công thương Việt Nam, hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng không ngừng được nâng cao về mặt giá trị cũng như tỷ trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng có truyền thống trong hoạt động thanh toán quốc tế, nhưng bằng sự nỗ lực và bằng lợi thế so sánh của mình, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Và điều đó càng thể hiện tầm quan trọng của thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng.

2.2.2.Phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu

2.2.2.1.Quy trình mở và thanh toán đối với L/C nhập khẩu.

Sơ đồ : Mở và thanh toán L/C nhập khẩu tại Ngân hàng Công

thương Hoàn Kiếm

(1) Người nhập khẩu mở đơn xin mở thư tín dụng.

(2) Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm phát hành L/C, chuyển tiếp lên hội sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam.

(3) Ngân hàng Công thương Việt Nam chuyển cho Ngân hàng thông báo qua mạng SWIFT.

Người nhập khẩu Ngân hàng CTHK Hội sở chính NHCTVN Người xuất khẩu Ngân hàng thông báo (1) (2) (9) (3) (8) (7) (6) (4) (5)

(4) Ngân hàng thông báo chuyển tiếp thông báo L/C cho người xuất khẩu.

(5) Người xuất khẩu giao hàng.

(6) Người xuất khẩu xuất trình chứng từ theo quy định của L/C và yêu cầu thanh toán.

(7) Ngân hàng thông báo gửi chứng từ đòi tiền Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.

(8) Chuyển tiền thanh toán ( nếu là thanh toán ngay ) hoặc thông báo thanh toán ( nếu là thanh toán có kỳ hạn thanh toán chậm ) cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu theo bản hướng dẫn được gửi đến từ ngân hàng phcụ vụ người xuất khẩu.

(9) Giao chứng từ cho người nhập khẩu khi đã hoàn thành thủ tục cần thiết.

Với tư cách là ngân hàng mở L/C, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm thực hiện các bước công việc trong quy trình mở và thanh toán L/C nhập khẩu như sau:

a. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm chỉ được phép tiếp nhận hồ sơ thanh toán L/C hàng nhập khẩu cho khách hàng khi có đủ các điều kiện sau:

- Ngân hàng chưa sử dụng hết hạn mức vốn điều hoà của Ngân hàng Công thương Việt Nam hoặc tài khoản điều chuyển vốn của Ngân hàng dư Có.

- Ngân hàng còn khả năng thanh toán tổng giá trị toàn bộ các L/C mà Ngân hàng đã phát hành và có đủ khả năng thanh toán cho L/C mà khách hàng đang yêu cầu phát hành.

- Giá trị của L/C, số dư mở L/C, mức ký quỹ phải thực hiện đúng các quy định hiện hành của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Các trường hợp ngoại lệ phải được chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

- Đối với các L/C ký quỹ dưới 100% trị giá L/C đều phảI qua Tín dụng thẩm định và được Giám đốc hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt trước khi chuyển sang phòng Thanh toán Quốc tế thực hiện.

- Giám đốc Ngân hàng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam về tính trung thực, hợp pháp và hợp lệ của việc phát hành L/C và đảm bảo nguồn vốn thanh toán cho L/C mà Ngân hàng đã phát hành.

- Hội sở chính chịu trách nhiệm kiểm tra nội dung L/C theo thông lệ quốc tế và chuyển tiếp đến Ngân hàng thông báo.

Hồ sơ xin mở L/C của khách hàng bao gồm: - Đơn xin mở L/C.

- Quyết định thành lập ( Đối với doanh nghiệp quan hệ giao dịch lần đầu).

- Đăng ký kinh doanh ( Đối với doanh nghiệp quan hệ giao dịch lần đầu).

- Đăng ký mã số xuất nhập khẩu – nếu có ( Đối với doanh nghiệp quan hệ giao dịch lần đầu).

- Hợp đồng ngoại thương gốc ( trường hợp ký hợp đồng qua FAX thì đơn vị phải ký và đóng dấu trên bản photo để xác nhận việc ký hợp đồng và đơn vị hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp pháp của bản hợp đồng).

- Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác ( Nếu có).

- Giấy phép nhập khẩu của Bộ thương mại ( nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc danh mục quản lý quy định tại quyết định điều hành xuất nhập khẩu hàng năm của Thủ tướng Chính Phủ).

- Cam kết thanh toán, hợp đồng tín dụng ( trường hợp vay vốn), công văn phê duyệt cho mở L/C trả chậm của Ngân hàng Công thương Việt Nam ( trường hợp mở L/C trả chậm).

- Hợp đồng mua bán ngoại tệ ( nếu có).

- Bản giải trình mở L/C do phòng tín dụng của Ngân hàng lập được Giám đốc Ngân hàng hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt ( trường hợp ký quỹ dưới 100% trị giá L/C).

Tất cả các chứng từ trên đều phải xuất trình bản gốc và lưu lại Ngân hàng bản photo có đóng dấu treo của đơn vị, các chứng từ sau phải lưu bản gốc: Cam kết thanh toán, hợp đồng vay vốn, hợp đồng mua bán ngoại tệ, đơn xin mở L/C cảu khách hàng, bản giải trình mở L/C. Trong đó Đơn xin mở L/C phải viết thành 2 bản có chữ ký của giám đốc đơn vị. Khi được ngân hàng chấp nhận mở L/C thì phải trả phí mở L/C. Ngân hàng qui định mức phí là 0.10% so với số tiền của L/C ( tối thiểu 10$, tối đa 300$).

Cán bộ thanh toán quốc tế khi tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C của khách hàng phải kiểm tra và phải đảm bảo hồ sơ đủ điều kiện.

Khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng L/C nếu không có tiền ký quỹ hoặc mức ký quỹ dưới 100%, trước khi làm thủ tục mở L/C đều phảI làm thủ tục cam kết hoặc vay vốn thông qua phòng kinh doanh, cam kết sử dụng vốn hoặc khế ước vay vốn phải được lãnh đạo Ngân hàng phê chuẩn.

Để nâng cao trách nhiệm, giảm bớt thủ tục phiền hà, Ngân hàng có thể tiến hành phân loại, cấp hạn mức tín dụng mở L/C cho khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên, quan hệ vay trả sòng phẳng, xác định mức ký quỹ tối thiểu cho từng đơn vị có quan hệ khi mở L/C thanh toán bằng vốn tự có. Hạn mức tín dụng L/C, tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C bằng vốn tự có hoặc cam kết thanh toán do giám đốc ngân hàng quyết định và tự chịu trách nhiệm trên cơ sở đề xuất của phòng kinh doanh tuỳ theo mức độ tín nhiệm, khả năng tàI chính hoặc tài sản thế chấp và hiệu quả kinh doanh của người nhập khẩu… và thông báo cho bộ phận thanh toán quốc tế vào đầu quý, khi có nhu cầu thay đổi phải được thông báo bằng văn bản.

b.Mở và phát hành L/C nhập khẩu.

Khi hồ sơ để phát hành L/C nhập khẩu của khách hàng đã hội đủ các đIều kiện theo quy định, thanh toán viên tiến hành mở hồ sơ L/C nhập khẩu trên máy vi tính trong chương trình IBS. Chương trình sẽ tự động kiểm tra các yếu tố cần thiết theo các quy định hiện hành về việc phát hành L/C nhập khẩu của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trường hợp mở L/C cho doanh nghiệp thuộc diện được hưởng ưu đãI nằm ngoài quy định chung, việc mở L/C phảI do cán bộ có thẩm quyền phê duyệt. Thanh toán viên sẽ bỏ qua lệnh kiểm tra hồ sơ mở L/C, máy tính sẽ thông báo L/C này chưa được kiểm tra hồ sơ mở L/C khi Trưởng phòng thanh toán quốc tế hoặc người được uỷ quyền tính ký hiệu mật cho L/C đó. Nếu chấp nhận tính ký hiệu mật, máy tính sẽ ghi lại thời điểm tính ký hiệu mật và người tính ký hiệu mật cùng với người phê duyệt mở L/C trong quyền hạn và trách nhiệm của mình sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

* Tạo điện L/C:

Sau khi hoàn tất hồ sơ L/C nhập khẩu, trên cơ sở đơn xin mở L/C, thanh toán viên tiến hành tạo điện L/C trên tập tin MT700. Quá trình nhập dữ liệu, thanh toán viên phảI tuân thủ quy định về cách lập, sử dụng điện MT700 của Ngân hàng Công thương Việt Nam, và lưu ý một số vấn đề được quy định trong quy trình thanh toán quốc tế.

c. Kiểm soát L/C.

Nếu L/C hội đủ các điều kiện cần thiết thì tiến hành kiểm soát toàn bộ nội dung L/C để đảm bảo sự khớp đúng giữa nội dung của hợp đồng ngoại thương, đơn xin mở L/C và L/C nếu không thì phải sửa đổi L/C. Trưởng phòng kinh doanh đối ngoại hoặc người được uỷ quyền phảI xem xét kỹ các đIều khoản của L/C, nếu có đIều khoản nào bất lợi cho khách hàng và/hoặc cho ngân hàng thì khẩn trương thông báo cho khách hàng, đề nghị sửa đổi Đơn xim mở L/C làm căn cứ sửa L/C nhằm giảm bớt rủi ro. Nếu khách hàng không chịu sửa đổi thì yêu cầu khách hàng làm bản cam kết chịu hoàn toàn

trách nhiệm và bồi hoàn thiệt hại cho Ngân hàng ( nếu có). Trường hợp các đIều khoản của L/C có thể mang đến những thiệt hại nghiêm trọng của ngân hàng mà khách hàng không sửa đổi đơn xin mở L/C thì ngân hàng từ chối không phát hành L/C đó và lập biên bản huỷ L/C trong chương trình mạng IBS…

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT hoàn kiếm (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w