Hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu Bảo hiểm việt nam thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 64 - 65)

II. Thực trang hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam thời gian qua

1. Thực trạng các mặt hoạt động kinh doanh bảo hiể mở Việt Nam thời gian qua

1.10. Hợp tác quốc tế

Ngành bảo hiểm Việt Nam tuy gần đây mới thực sự đạt đợc một số thành tựu, nhng lại hứa hẹn rất nhiều tiềm năng. Các công ty bảo hiểm nớc ngoài lớn trên thế giới đã nhìn thấy triển vọng của thị trờng Việt Nam và các công ty này đã tạo một động lực phát triển mới. Việc cho phép các công ty bảo hiểm trong nớc hợp tác liên doanh với các công ty bảo hiểm nớc ngoài và thành lập các công ty bảo hiểm 100% vốn nớc ngoài không chỉ góp phần thu hút vốn đầu t mà còn thể hiện nỗ lực hợp tác của ngành bảo hiểm Việt Nam. Các công ty bảo hiểm nớc ngoài với tiềm lực kinh tế vững chắc, kinh nghiệm, uy tín lâu năm, công nghệ bảo hiểm hiện đại, quan hệ rộng khắp với các tổ chức tài chính mạnh trên thế giới sẽ đáp ứng đợc các nhu cầu bảo hiểm mà các doanh nghiệp bảo hiểm trong nớc không có khả năng, đồng thời, tạo ra môi trờng cạnh tranh. Qua đó, Việt Nam cũng học tập đợc những kinh nghiệm quản lý tiên tiến và công nghệ bảo hiểm hiện đại. Việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm cũng nằm trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế theo các hiệp định quốc tế nh Hiệp định khung về hợp tác dịch vụ ASEAN, WTO, Hiệp định Thơng mại Việt Mỹ...

Hiện nay, các công ty bảo hiểm đều có mối quan hệ hợp tác bảo hiểm và tái bảo hiểm với các tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới nh: Commercial Union, Tokyo Marine, Yasuda, Sedgwich, Willis Corroon, Munich Re, Swiss Re... Bộ Tài Chính cũng không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác với các cơ quan quản lý bảo hiểm của EU, ASEAN, từ đó, từng bớc chuẩn hóa môi trờng kinh doanh bảo hiểm để phù hợp với tình hình chung của khu vực và thế giới. Nhiều nghị định, dự án hợp tác nhằm phát triển ngành bảo hiểm đã đợc ký kết với các tổ chức quốc tế đã và đang thu kết quả tốt nh: Hiệp định hợp tác về triển khai dự án trợ giúp đào tạo, bồi dỡng về bảo hiểm giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Liên đoàn các công ty bảo hiểm Pháp ngày 21/06/1993; dự án trợ giúp sự phát triển ngành bảo hiểm Việt

Nam trong chơng trình trợ giúp kỹ thuật cho Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trờng do ủy ban Châu Âu phối hợp với Bộ Kế hoạch đầu t và Bộ Tài chính... Ngày 11/11/2003, Thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực quản lý Nhà nớc về kinh doanh bảo hiểm cũng đã đợc ký kết giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm liên bang Mỹ (NAIC) với những nội dung trợ giúp kỹ thuật theo định kỳ hoặc theo vụ việc.

Trong năm 2003, Việt Nam cũng đã đứng ra tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm nh diễn đàn bảo hiểm ASEAN, Hội nghị các nhà quản lý bảo hiểm ASEAN lần thứ 6 (AIRM6), Hội nghị hội đồng bảo hiểm ASEAN lần thứ 29 (AIC29) và Hội nghị lần thứ 4 hội đồng các cơ quan quốc gia ASEAN... Nội dung của các hội nghị tập trung vào việc tăng cờng và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các nớc ASEAN trong lĩnh vực bảo hiểm. Ngoài ra, Việt Nam đã lần đầu tiên tham gia vào “Chơng trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN”. Đây là chơng trình nhằm mục đích hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận tải hàng hoá quá cảnh và liên quốc gia trong các nớc ASEAN. Đây là những cơ hội rất tốt cho ngành bảo hiểm Việt Nam hội nhập vào kinh tế khu vực.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm việt nam thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w