Vấn đề mục tiêu khảo sát trong bài trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Tài liệu Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học doc (Trang 38 - 39)

IV. SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN TIẾNG VIỆT

c)Vấn đề mục tiêu khảo sát trong bài trắc nghiệm

Trước khi soạn thảo TrN, ta cần phải biết rõ những điều ta sẽ phải khảo sát và những mục tiêu nào ta đòi hỏi HS phải đạt được. Muốn vậy, ta phải phác hoạ sẵn một dàn bài TrN, trong đó có dự trù những phần thuộc về nội dung của môn hay bài học và những mục tiêu giảng dạy mà ta mong mỏi HS phải đạt được. Có như vậy mới tránh được khuynh hướng đặt nặng tầm quan trọng vào một phần nào đó của chương trình giảng dạy mà xem nhẹ các phần khác, hay chỉ chú ý đến những tiểu tiết mà quên các phạm trù cơ bản. Nội dung bài khảo sát gồm những tiết mục hay đề mục đã được giảng dạy. Mục tiêu giảng dạy là những thành quả xác định rõ rệt và có thể đo lường được mà HS phải đạt tới và biểu lộ qua hành vi có liên quan đến các lĩnh vực tri thức,

kĩ năngkĩ xảo tương ứng.

Có nhiều cách phân loại mục tiêu giảng dạy, song theo Benjamin Bloom và các cộng sự, các mục tiêu giảng dạy

được phân tích căn cứ vào 6 chức năng trí tuệ cơ bản, từ thấp lên cao :

- Kiến thức (Nhận biết) : được xem như là sự nhận lại, ghi nhớ và nhớ lại thông tin.

- Thông hiểu : được xem là loại tri thức cho phép giao tiếp và sử dụng các thông tin đã có.

- Vận dụng : được xem là kĩ năng vận dụng thông tin (quy tắc, phương pháp, khái niệm chung) vào tình huống mới mà không có sự gợi ý.

- Phân tích : được xem là loại tri thức cho phép chia thông tin thành các bộ phận và thiết lập sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.

- Tổng hợp : được xem là loại tri thức cho phép cải biến thông tin từ những nguồn khác nhau và trên cơ sở đó tạo nên mẫu mới.

- Đánh giá : cho phép phán đoán về giá trị của một tư tưởng, phương pháp, tài liệu nào đó.

Ở cấp Tiểu học, tiêu chí đề kiểm tra định kì tập trung đánh giá ở 3 mức độ theo tỉ lệ như sau : Nhận biết 50% - Thông hiểu 30% - Vận dụng 20% (theo tài liệu Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học, NXB Giáo dục, 2008).

MÔN TOÁN

Một phần của tài liệu Tài liệu Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học doc (Trang 38 - 39)