Của Bộ Chính trị quy định: Đảng viên nơi sinh hoạt tạm thời vi phạm kỷ luật, thì cấp uỷ nơi đảng viên nơi sinh

Một phần của tài liệu Tài liệu Một số tình huống về tổ chức Đảng và Đảng viên pdf (Trang 62 - 85)

- Ý kiến 2: Đ/c Nguyễn Vă nA là Phật tử Phật giáo

2006của Bộ Chính trị quy định: Đảng viên nơi sinh hoạt tạm thời vi phạm kỷ luật, thì cấp uỷ nơi đảng viên nơi sinh

tạm thời vi phạm kỷ luật, thì cấp uỷ nơi đảng viên nơi sinh hoạt tạm thời có trách nhiệm xem xét, xử lý tới mức cảnh cáo và thông báo với cấp uỷ nơi đảng viên sinh hoạt chính thức biết. Trường hợp phải xử lý kỷ luật ở mức cao hơn, cấp uỷ nơi đảng viên nơi sinh hoạt tạm thời thông báo mức độ khuyết điểm cho cấp uỷ nơi đảng viên sinh hoạt chính thức xem xét, xử lý đồng thời báo cáo với cấp uỷ cấp trên của tổ chức đảng nơi quản lý chính thức đảng viên đó biết và chỉ đạo việc xử lý theo đúng quy định của Điều lệ Đảng.

Câu hỏi 9:

Đảng viên bị cách chức cấp uỷ viên hoặc chức vụ do cấp uỷ bổ nhiệm (kể cả chức vụ Nhà nước), thì sau này có được bầu lại vào cấp uỷ hoặc bổ nhiệm chức vụ trong Đảng hoặc cơ quan Nhà nước không ?

Trả lời:

Điều 40, điểm 3, Quyết định số 25-QĐ/TW ngày 24-11-2006 của Bộ Chính trị “ Ban hành hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng” nêu: “Đảng viên bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức, bao gồm cả chức vụ do đại hội bầu, cấp uỷ bầu, chỉ định hoặc bổ nhiệm, trong vòng một năm kể từ ngày công bố quyết định, không đươc bầu vào cấp uỷ (từ chi uỷ trở lên), không chỉ định, bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương và cao hơn”.

Câu hỏi 10:

Ở một khu dân cư (có chi bộ) quần chúng Nguyễn Văn A, năm nay 65 tuổi, có sức khoẻ, có

uy tín được nhân dân bầu làm tổ trưởng Tổ dân

phố và quần chúng Nguyễn Văn A có nguyện vọng làm đơn xin vào Đảng, sau đó chi bộ khu dân cư xem xét và làm thủ tục đề nghị cấp trên chuẩn y kết nạp vào Đảng cho Nguyễn Văn A. Vậy theo đ/c quần chúng Nguyễn Văn A có được xem xét kết nạp vào Đảng không ?

Trả lời: Tại Điều 1 (điểm 2), Hướng dẫn 03/HD/BTCTW ngày 29-12-2006 của BTC TW nêu: Những người trên 60 tuổi (tính theo năm) vào Đảng phải đủ sức khoẻ và thực sự có uy tín, đang công tác ở cơ sở nơi chưa có tổ chức đảng,

chưa có đảng viên hoặc có yêu cầu đặc biệt phải

được ban thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp uỷ có thẩm quyền ra quyết định kết nạp. Do vậy, quần chúng Nguyễn Văn A không được xem xét, kết nạp vào Đảng vì nơi này đã có chi bộ rồi (trừ trường hợp có yêu cầu đặc biệt).

Câu hỏi 11:

Một đảng viên bị xử lý kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng, nhưng không chấp hành với lý do còn đang khiếu nại. Làm như vậy có đúng không ?

Trả lời:

Điều 39, Điều lệ Đảng quy định: “ kỷ luật …..đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định”. Đồng thời cũng quy định: Đảng viên “có quyền khiếu nại với cấp uỷ hoặc UBKT cấp trên cho đến BCH TW” và “trong khi chờ giải quyết khiếu nại,…. đảng viên bị kỷ luật phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật

Trường hợp nêu trên là chấp hành không đúng quy định của Điều lệ Đảng

Câu hỏi 12:

Chúng tôi có một quần chúng ưu tú, hiện là Tổ phó Tổ dân phố, nhưng chưa có hộ khẩu chính thức (chỉ được đăng ký hộ khẩu tạm trú). Vậy chi bộ xét quần chúng đó vào Đảng có đúng nguyên tắc không ?

Trả lời:

Điểm 2, Điều 1, Điều lệ Đảng quy định: “Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: Thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một TCCS đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng”

Theo quy định trên, thì khi xét kết nạp vào đảng viên không lệ thuộc vào người có hộ khẩu. Do đó, nếu quần chúng nêu trên đã nghỉ làm việc ở cơ quan cũ về nơi ở tham gia công tác, phấn đấu có đủ đ/k, tiêu chuẩn của người vào Đảng, thì chi bộ nơi ở xem xét kết nạp quần chúng đó vào Đảng (Tạp chí XD Đảng số 9-2002)

Câu hỏi 13:

Việc chuyển sinh hoạt đảng đối với đảng viên là cán bộ nghỉ trước tuổi chờ đến tuổi nghỉ hưu như thế nào ?

Trả lời:

Trong thời gian đảng viên nghỉ chờ làm thủ tục nghỉ hưu thì được chuyển sinh hoạt đảng tạm thời về đảng bộ nơi cư trú; nếu đảng viên có yêu cầu, chi bộ xét cho miễn sinh hoạt đảng. Sau khi cấp có thẩm quyền làm xong thủ tục nghỉ hưu (cấp sổ hưu trí), tổ chức đảng chuyển sinh hoạt đảng chính thức cho đảng viên về đảng bộ nơi cư trú. (Mục 9.3, điểm b, Hướng dấn số 03-HD/BTC TW)

Câu hỏi 14

Việc chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên do tổ chức đảng nơi đảng viên chuyển đi giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng sai địa chỉ có phải quay lại nơi cũ để làm lại thủ tục chuyển sinh hoạt đảng đúng địa chỉ không ?

Trả lời:

Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của TCCS đảng nơi đảng viên nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng đến không ghi vào giấy giới thiệu sinh hoạt đảng của đảng viên, làm công văn riêng kèm theo hồ sơ đảng viên để giới thiệu đảng viên đến cấp uỷ cấp trên trực tiếp của TCCS đảng sẽ chuyển đến.

Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của TCCS đảng nơi đảng viên chuyển đến căn cứ công văn và hồ sơ đảng viên xem xét, làm thủ tục tiếp nhận sinh hoạt đảng cho đảng viên (Mục 9.3, điểm c, Hướng dấn số 03-HD/BTC TW) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi 15:

Đối tượng có bằng tiến sĩ, thạc sĩ, đại học được công nhận có trình độ lý luận chính trị như thế nào ?

Trả lời:

Tại Hướng dẫn số 12-HD/BTC TW ngày 09-01- 2004 của Ban Tổ chức Trung ương có nêu đối tượng được công nhận có trình độ :

1- Cao cấp lý luận chính trị: Người có bằng đại học

chính trị, đại học chuyên ngành Mác-Lê Nin (triết học, kinh tế-chính trị, CNXH khoa học, xây dựng đảng và chính quyền Nhà nước, chính trị học, lịch sử Đảng), địa học chuyên ngành tư tưởng-văn hoá, đại học chuyên ngành tổ chức.

2- Trung cấp lý luận chính trị: Người đã tốt nghiệp

ở học viện, trường đại học, cao đẳng của các trường thuộc chuyên ngành kinh tế-quản trị, kinh doanh, khoa học xã hội và nhân văn trong nước.

Những người có bằng Tiến sĩ và TSKH (ngành khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên) ở trong nước và các nước XHCN

Những người có bằng Thạc sĩ ( ngành khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế-quản trị, kinh doanh) trong nước.

Những người đã tốt nghiệp hệ dài hạn trường đào tạo sĩ quan, quản lý Chỉ huy quân sự, công an, các học viện đào tạo cán bộ cấp chiến thuật-chiến dịch ngành hậu cần, kỹ thuật

3- Sơ cấp lý luận chính trị: Những người đã tốt

nghiệp ở học viện, đại học, cao đẳng trong nước (trừ quy định tại điểm 2 này), trường trung cấp chuyên nghiệp ( khối kinh tế), trường trung cấp quân đội, công an

Lưu ý: Việc xác định trình độ lý luận chính trị được

áp dụng để xem xét, đánh giá, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, nâng ngạch cán bộ công chức nói chung theo quy định của Đảng và Nhà nước. Riêng cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện trở lên vẫn phải được đào tạo theo chương trình của Học viện QGHCM.

Câu hỏi 16:

Một quần chúng xin vào Đảng có trình độ tiến sĩ triết học, chi bộ có nghị quyết đề nghị đảng uỷ cơ sở xét kết nạp quần chúng đó vào Đảng. Đảng uỷ cơ sở không xét và trả lại hồ sơ cho chi bộ, vì quần chúng đó chưa học lớp nhận thức về Đảng. Vậy, việc đảng uỷ cơ sở trả lại hồ sơ đúng hay sai ?

Trả lời:

Tại điểm 3.1, Hướng dẫn số 03-HD/BTCTW ngày 29-12-2006 của Ban Tổ chức Trung ương có nêu: Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại) là người vào Đảng phải được học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì do cấp uỷ có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp. Do vậy, việc đảng uỷ cơ sở trả lại hồ sơ là đúng quy định.

Câu hỏi 17:

Tại Đại hội Đảng bộ huyện đảng viên được đề cử vào danh sách bầu cử cấp uỷ nhưng không trúng cử, nay do khuyết cấp uỷ đảng viên trên có được chỉ định bổ sung vào cấp uỷ nơi trước đó đồng chí không trúng cử không ?

Trả lời:

Điều 13 (Điểm 2), Hướng dẫn số 03- HD/BTCTW ngày 29-12-2006 của Ban Tổ chức Trung ương có nêu việc chỉ định bổ sung hoặc tăng thêm cấp uỷ viên nhưu sau: Những đồng chí đã được đại hội giới thiệu vào danh sách bầu cử nhưng không trúng cử tại đại hội, nếu cấp uỷ cấp trên xem xét, quyết định việc chỉ định bổ sung vào cấp uỷ thì cần đánh giá, cần nhắc kỹ về uy tín, năng lực, cơ cấu…cụ thể từng trường hợp và chỉ xem xét khi có ít nhất trên một nửa số cấp uỷ viên đương nhiệm thống nhất giới thiệu.

Câu hỏi 18:

Một đồng chí bí thư chi bộ thôn được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND xã nhưng không trúng cử, sau đó đồng chí này lại trúng cử bí thư đảng uỷ xã. Vậy, một đảng viên không trúng cử HĐND xã có nên tiếp tục giới thiệu vào cấp uỷ khoá mới không ?

Trả lời:

Điều 3, điểm 2, Điều lệ Đảng quy định: “Đảng viên có quyền ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương”. Việc đảng viên không trúng cử đại biểu HĐND xã không có nghĩa là không đủ đ/k được giới thiệu ứng cử vào cấp uỷ đảng. Do đó, trường hợp đảng viên mà đ/c nêu trên vẫn được thực hiện quyền đảng viên của mình theo quy định của Điều lệ Đảng, còn việc tham gia cấp uỷ hay không là do tín nhiệm của đại hội đảng bộ và của đảng uỷ xã khi bầu bí thư.

Câu hỏi 19:

Đảng viên vi phạm về sử dụng văn bằng, chỉ chỉ không hợp pháp bị xử lý kỷ luật thế nào ?

Trả lời: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tại Điều 9, điểm 1, điểm 2, điểm 3, Quy định số 94- QĐ/TW ngày 15-10-2007 của Bộ Chính trị về “ Xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm” nêu:

* Điểm 1: Vi phạm một trong các trường hợp sau,

gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức

khiển trách:

Một phần của tài liệu Tài liệu Một số tình huống về tổ chức Đảng và Đảng viên pdf (Trang 62 - 85)