Quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng phát triển loại hình du lịch từ thiện tại hải phòng (Trang 84 - 85)

5- Nội dung và bố cục của khoá luận

3.1.1.3 Quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch

Nhằm tạo sức cạnh tranh và hội nhập của doanh nghiệp du lịch, đồng thời phát huy nguồn lực các thành phần kinh tế phục vụ phát triển du lịch, cần tập trung vào:

- Sắp xếp đổi mới doanh nghiệp du lịch theo hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Kiên quyết thực hiện nghiêm lộ trình đổi mới doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết trung ương 3: các doanh nghiệp du lịch Nhà nước phải được cổ phần hoá, kiện toàn và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đã được cổ phần hoá hoạt động có hiệu quả hơn. Ngoài ra, có thể tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp du lịch theo hướng sát nhập, hình thành công ty du lịch mạnh có ,khả năng cạnh tranh với công ty nước ngoài tại Việt Nam và hội nhập quốc tế.

- Chấn chỉnh và nâng cao chất lượng kinh doanh lữ hành. Rà soát lại thủ tục đăng ký và thực tế hoạt động của các công ty lữ hành, kết hợp công tác thanh tra nhằm ngăn chặn tình trạng “núp bóng” để kinh doanh lữ hành quốc tế; tình trạng tranh cướp khách, cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty lữ hành.

- Quản lý các hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng. Tổ chức các mô hình hoạt động của doanh nghiệp du lịch dựa vào cộng đồng. Đặc biệt tại các địa bàn trên các tour du lịch sinh thái, tham quan làng nghề truyền thống, tìm hiểu văn hoá các dân tộc, du lịch kết hợp làm việc thiện. Xây dựng các mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Kết hợp hoạt động của công ty du lịch với sự hỗ trợ một phần tư ngân sách Nhà nước (cơ sở hạ tầng, đào tạo...), góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng phát triển loại hình du lịch từ thiện tại hải phòng (Trang 84 - 85)