Paul Bert (1833-188) là Tổng trú sứ dân sự đầu tiê nở Bắc Kỳ và Trung Kỳ (tháng 1-11/188), là người đã quyết định thành lập Phòng Thương mại Hải Phòng, cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc hoạt động kinh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các công trình kiến trúc pháp tại hải phòng và đề xuất một số giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch (Trang 70 - 72)

- Kiến trúc biệt thự kiểu phương Tây: Một loại kiến trúc thấy nhiề uở các khu

6 Paul Bert (1833-188) là Tổng trú sứ dân sự đầu tiê nở Bắc Kỳ và Trung Kỳ (tháng 1-11/188), là người đã quyết định thành lập Phòng Thương mại Hải Phòng, cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc hoạt động kinh

quyết định thành lập Phòng Thương mại Hải Phòng, cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc hoạt động kinh doanh và phát triển vùng duyên hải từ Hà Tĩnh ra Bắc.

trương cờ màu trắng ngà, giữa có một ngôi sao đỏ, châu tuần 4 góc 4 ngôi sao đỏ. Cơ sở của hãng nay là trụ sở của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải. Đây là hai hãng vận tải biển lớn nhất Hải Phòng lúc đó. Các cơ sở thương mại khác ở phố này thời Pháp thuộc còn có: hãng bảo hiểm Phôven (Fauvel), nhà in Viễn Đông IDEO, nằm bên kia đường đối diện với khách sạn Commerce, hãng Opto (Optorg), hiệu thuốc Brútmít (Pharmacie Brusmith), nay là hiệu thuốc Hồng Bàng. Thuộc về các ông chủ Hoa kiều có hãng Yuen Tai Ling (Nguyễn Thế Lâm), là người Trung Quốc đến kinh doanh thương mại sớm nhất tại Hải Phòng, vào năm 1875, hãng có chi nhánh ở Hồng Gai, trụ sở đặt ở số 11 - 13 - 15 Paul Bert.

Về các ngân hàng, có nhà băng Anh, nay là trụ sở của Liên đoàn lao động thành phố; Pháp - Hoa ngân hàng, nay là Bảo tàng thành phố, là tòa nhà có kiến trúc kiểu Gothic được xây dựng vào năm 1919 trên diện tích rộng gần 1 ha, bao quanh bảo tàng là một hàng rào mô phỏng một loại vũ khí của các hiệp sĩ thời trung cổ…

Về các khách sạn có Ôten Pari (Pari), nay là khách sạn Điện Biên, Ôten Commec (Commerce), nay giữ nguyên tên, có thời kì gọi là khách sạn Hữu Nghị; Ôten Palat (Palace), Ôten LaPe (La Paix); khách sạn Bạch Đằng hiện nay trước là nhà in Tôpanh (Topin); khách sạn Hồng Bàng nguyên là hiệu buôn vải lụa, quần áo của một phụ nữ Pháp tên là Girôđôn (Girodolle), trên các ô cửa sổ thời trang đều bày hàng hóa quảng cáo.

Các cơ sở văn hóa có trường dạy đánh máy, kế toán, Anh ngữ ODACS, nay là cửa hàng Foserco, câu lạc bộ hội âm nhạc Philamônic (Filamonique), đặt ở Đình Cấm cũ, nay là nhà văn hóa lao động; rạp chiếu bóng Omnia, sau giải phóng gọi là rạp Cộng hòa rồi thành thư viện thiếu nhi thành phố, nay đã dỡ bỏ để xây mới; rạp Colibri sau giải phóng thành hiệu cắt tóc; rạp Club, sau giải phóng không còn. Trụ sở báo Courrie Hải Phòng nay là Công ti bông vải sợi, tầng dưới của tòa báo là nhà in IDEO.

Cơ sở quân sự có trại Buê (Camp Bouet) nay là trụ sở Bộ tư lệnh Hải quân. (Ngô Đăng Lợi, 1993: 78-81).

Phố thuộc đất xã Gia Viên cũ, trước giải phóng thuộc khu Trung ương. Là phố nối từ Cảng cắt qua những đường phố quan trọng, Minh Khai có một vị trí quan trọng về giao thông và kinh tế. Lúc mới mở, phố được gọi là phố Frăngxi Gácniê (Rue Francis Garnier)7. Sau cách mạng tháng Tám, phố được đổi gọi là Phan Đình Phùng. Năm 1953, phố mang tên Thống chế Đờ Lát đờ Tátxinhi (Rue Amiral De Lattre de Tassigny). Sau giải phóng, phố đổi gọi là phố Hoà Bình và từ năm 1963 mang tên Minh Khai như hiện nay. Thời Pháp thuộc, trên phố có nhiều cơ sở kinh tế, thương mại khá quan trọng như: Phòng thương mại Hải Phòng (Nay là Sở Văn hóa - Thông tin thành phố). Phòng được thành lập ngày 23/11/1884 với địa bàn hoạt động là các tỉnh, thành phố thuộc miền duyên hải Bắc - Trung kì. Sau đó năm 1909, ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tách ra, đưa vào địa bàn hoạt động của Phòng thương mại Hà Nội. Điểm độc đáo của ngôi nhà này là tháp chuông được xây dựng vào năm 1895, với ba đồng hồ quay về 3 hướng tây, nam, bắc. Đồng hồ rung nhạc đổ chuông theo giờ, vì vậy nhân dân hay gọi đây là Nhà đồng hồ ba chuông. Đồng hồ cũ từ thời Pháp, nay hỏng, hiện đã được thay thế bằng đồng hồ mới.

Trên phố có Hãng Descours Cabaud là hãng buôn lớn của Pháp, chuyên kinh doanh vật liệu kim khí, nay là cửa hàng Bách hóa tổng hợp Minh Khai; ngân hàng China (nay là trụ sở Mặt trận Tổ quốc thành phố, ban dân vận, liên hiệp các hội hữu nghị với nước ngoài). Trên phố có nhiều biệt thự được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trụ sở Ban Tuyên giáo Thành ủy cũ nguyên là toà nhà của viên quan một Pháp. Trụ sở Tổng lãnh sự quán Cộng hòa liên bang Nga vốn là biệt thự của chủ nhất nhà máy Xi - măng. Thời Pháp thuộc, phố này được coi là phố Tây nên người bản xứ ít ai qua lại. Phố đẹp và yên tĩnh mang kiến trúc Pháp rất rõ. (Ngô Đăng Lợi, 1993: 170-171).

2.3.2. Các công trình kiến trúc Văn hóa - Nghệ thuật

2.3.2.1. Nhà hát lớn thành phố

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các công trình kiến trúc pháp tại hải phòng và đề xuất một số giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)