Khả năng kết hợp với các làng nghề khác

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về làng gỗ đồng kỵ trong phát triển du lịch ở đồng bằng bắc bộ (Trang 53 - 54)

6. Bố cục của đề tài

2.3.3:Khả năng kết hợp với các làng nghề khác

Đồng Kỵ có khả năng kết hợp với nhiều làng nghề khác cùng trong địa bàn tỉnh Bắc Ninh để tạo nên những chương trình du lịch chuyên đề hấp dẫn. hiện nay, Bắc Ninh có 62 làng nghề truyền thống trong đó có 31 làng nghề thủ công được đánh giá là hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài. Trong đó có những làng nghề truyền thống có tuổi đời hang trăm năm hiện nay đang phát triển thịnh vượng với những sản phẩm độc đáo, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho dân địa phương. Đó là các làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ huyện Từ Sơn, làng gốm Phù Lãng huyện Quế Võ, làng đúc đồng Đại Bái

huyện Gia Bình, làng rèn sắt Đa Hội, làng mây tre đan Xuân Lai, làng ươm tơ tằm vọng nguyệt huyện Yên Phong, làng tranh Đông Hồ huyện Thuận Thành…

Bên cạnh kết hợp với các làng nghề truyền thống trong tỉnh, Đồng Kỵ còn có vị trí rất thuận lợi đó là nằm ngay cạnh Quốc lộ 1A nên Đồng Kỵ có thể kết hợp với các điểm du lịch làng nghề của các tỉnh khác như: làng gốm Chu Đậu, với những sản phẩm gốm mang đậm dấu ấn tâm linh, giá trị truyền thống về đạo giáo dân tộc, tình cảm gia đình, phong cảnh thiên nhiên. Ngoài ra từ Đồng Kỵ du khách có thể đến Hà Nội thăm làng gốm Bát Tràng. Ngày nay, các làng nghề không chỉ đơn thuần không chỉ sản xuất các sản phẩm thủ công phục vụ nhân dân, mà còn là đối tượng để các chương trình du lịch hướng đến

Đồng Kỵ với sự nổi tiếng về sản phẩm gỗ thủ công truyền thống, vị trí địa lý thuận lợi và nét sinh hoạt văn hoá điển hình của vùng nông thôn Kinh Bắc- Bắc Ninh. Tất cả đã hội tụ những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển loại hình du lịch làng nghề tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về làng gỗ đồng kỵ trong phát triển du lịch ở đồng bằng bắc bộ (Trang 53 - 54)