Một số khó khăn về vốn và tín dụng của các DNV&N có quan hệ tín dụng với VP Bank

Một phần của tài liệu NH vp bank (Trang 25 - 27)

Cũng nh các DNV&N nói chung, các DNV&N có quan hệ tín dụng với VP Bank đều có những khó khăn giống nhau. Đó là những khó khăn gặp phải từ khi thành lập, đăng ký kinh doanh, khi sản xuất đến khi tiêu thụ sản phẩm trong đó có một hạn chế cơ bản, làm tiền đề cho những khó khăn khác đó là vấn đề về vốn và tín dụng.

Nhìn chung vốn đầu t ban đầu của các DNV&N còn rất hạn chế, quy mô vốn trung bình của các doanh nghiệp này chỉ khoảng trên dới 500 triệu thậm chí còn thấp hơn nữa. Số doanh nghiệp có vốn trên1tỉ là rất ít vì các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh nguồn vốn đợc hình thành chủ yếu vào các nguồn nh nguồn vốn tự có, vay bạn bè ngời thân, vốn cổ phần và vốn vay ngân hàng, nhng trong đó vốn tự có vẫn là lớn nhất, vốn cổ phần rất hạn chế do uy tín để phát hành trên thị trờng chứng khoán là không có, vốn vay ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp trong tổng vốn hoạt động. Vì vậy những doanh nghiệp ngoài có quan hệ tín dụng với VP Bank thì ít có khả năng vay thêm đợc từ ngân hàng khác do hạn chế về tài sản bảo

đảm. Vì thế việc tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ta có thể khái quát các nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong quan hệ tín dụng với VP Bank.

Thứ nhất: Đặc trng của ngân hàng là kinh doanh rủi ro. Để hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ cho vay VP Bank cũng nh bất kì ngân hàng nào cũng đòi hỏi ở khách hàng những thủ tục tín dụng rất phức tạp, dẫn đến chi phí giao dịch, làm cho những khoản tín dụng này trở nên quá tốn kém đối với DNV&N. Chính những thủ tục và yêu cầu này dẫn tới một phần lớn các DNV&N không thể vay đợc tín dụng của ngân hàng.

Thứ hai: Những thủ tục phức tạp và chi phí giao dịch cao làm cho ngân hàng ngại cho vay vì một khoản vay không lớn nhng mức độ phức tạp có thể lớn hơn hoặc bằng việc cho vay một khoản vay lớn. Mặc dù mấy năm gần đây liên tục giảm lãi xuất từ 1,05% tháng năm 1999 hiện nay chỉ còn 0,85% tháng. Tuy nhiên mức lãi suất này còn cao so với lợi nhuận của doanh nghiệp, hơn nữa lợi nhuận sẽ ít đi hơn nữa bởi khoản vay phải yêu cầu ký quỹ. Trong khi đó, các chi phí giao dịch phát sinh không thể bù lại đợc bằng lợi nhuận sinh ra.

Thứ ba: Hầu hết những khoản vay đều ngắn hạn chủ yếu từ 3 đến 6 tháng nên các DNV&N cho dù đợc phép vay vẫn khó tìm đợc nguồn trung và dài hạn để đầu t đổi mới công nghệ, trang thiết bị, máy móc.

Thứ t: Các DNV&N đang trong giai đoạn đầu t của quá trình phát triển, nên khả năng tích lũy vốn còn hạn chế là khó khăn tất yếu. VP Bank trong mấy năm gần đây cho vay 100% có tài sản thế chấp trong khi đó các DNV&N thờng không đủ tài sản thế chấp hoặc có tài sản nhng tính hợp lệ không đầy đủ để VP Bank chấp nhận cho vay. Việc định giá tài sản cha sát với giá thực tế gây khó khăn trong việc thống nhất giá cả vì vậy kế hoạch mở rộng sản xuất của DNV&N bị bỏ lửng.

Thứ năm: Nh đã nêu trong đặc điểm của tín dụng ngân hàng rằng tín dụng phải dựa trên lòng tin. Thiếu sự tin tởng vào nhau giữa VP Bank và DNV&N cũng là nguyên nhân gây hạn chế quan hệ tín dụng. Thực tế các DNV&N không muốn bộc bạch hết với ngân hàng. Không muốn giải trình về dự án, phơng án kinh doanh không muốn cung cấp các báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh,

không muốn mang tài sản để thế chấp. Nhiều doanh nghiệp vay ngân hàng với mục đích san sẻ rủi ro bằng cách vay thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay, chứ không muốn mang tài sản của doanh nghiệp để thế chấp. Nh vậy chính bản thân doanh nghiệp còn cha tin tởng vào hiệu quả của phơng án kinh doanh lại muốn VP Bank tin tởng vào đầu t vốn vào.

Thứ sáu: Một số DNV&N hiện nay cha chủ động tạo lập nguồn vốn cho mình mà quá phụ thuộc vào vốn vay của ngân hàng. Trong khi đó vốn vay ngân hàng chỉ mang tính chất bổ sung phần thiếu hụt tối đa là 30% giá trị phơng án. Nhng thực tế kết cấu nguồn vốn của nhiều DNV&N hiện nay cha hợp lý, nguồn vốn vay còn cao. Nh vậy ngân hàng không muốn cho vay trong trờng hợp này.

Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác nữa xuất phát từ phía ngân hàng nh trình độ của cán bộ tín dụng cha cao không đủ khả năng phân tích đánh giá khách hàng, tính khả thi của phơng án. Cán bộ ngân hàng thiếu khả năng phán đoán và có cách nhìn toàn diện về hiệu quả thực tế của phơng án vay vốn nên chỉ quay quanh các tài sản mang tính vật chất bảo đảm trực diện. Vì vậy bỏ lỡ cơ hội tăng lợi nhuận cho ngân hàng cũng nh tạo khó khăn cho doanh nghiệp trong việc vay vốn.

Một phần của tài liệu NH vp bank (Trang 25 - 27)