II- Đọc Các Trang Atlat TựNhiên
5. Đọc trang 9 (các miền tựnhiên ): miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trrung Bộ.
Ở trang này ta cần chú ý những vấn đề sau :
Ví dụ:
Hướng núi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy theo hướng TB-ĐN có độ cao nhìn chung là cao (có đỉnh núi Phăng-xi-păng cao 3143m và nhiều đỉnh khác cao trên 2000m) và thấp dần về phía Đông Nam.
Hướng núi Đông Bắc ? độ cao nói chung như thế nào?
b.Lát cắt địa hình:
HS đọc lát cắt A-B, C-D bằng cách phối hợp bản đồ có đường gạch kẻ A-B, C-D với hình lát cắt địa hình (góc trái bên dưới) với thước tỉ lệ 1: 3.000.000.
Theo đó ta cần làm rõ các ý chính sau: + Hướng lát cắt
+ Độ dài của lát cắt (dựa vào thước tỉ lệ )
+ Lát cắt đi qua những địa hình núi, cao nguyên, thung lũng sông, đồng bằng nào?... + Ở mỗi loại địa hình có độ cao là bao nhiêu? Chạy dài bao nhiêu?
+ Ở mỗi loại địa hình có đất đai và thực vật gì ? Thuộc loại khí hậu gì ? (phối hợp trang 7 và 8)
Ví dụ: mô tả lát cắt A-B.
- Hướng lát cắt: Tây Bắc-Đông Nam, từ sơn nguyên Đồng Vân đến cửa sông Thái Bình. - Hướng nghiêng địa hình: cao ở Tây bắc và thấp dần về phía Đông Nam.
- Đường cắt đi từ biên giới Việt-Trung qua vùng núi phía Đông của sơn nguyên Hà Giang, cắt ngang sông Gâm, qua sườn phía Tây vùng núi Phi -Ya, rồi cắt ngang sông năng và qua đỉnh núi Phia-Boóc (1578m), qua phía Đông thị xã Bắc Cạn và thượng nguồn sông Cầu của khu Việt Bắc.
Đường cắt tiếp tục đi qua cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn và các vùng đồi núi xen kẽ giữa 2 cánh cung, vùng đồi núi thoai thoải của khu Đông Bắc rồi thấp dần về phía đồng bằng. Trước khi đến cửa sông Thái Bình lát cắt đi qua các sông Thương, Lục Nam, Kinh Thầy, Văn úc của khu Đồng bằng Bắc Bộ.
c. Các dòng biển nóng và lạnh ngoài khơi của lãnh thổ nước ta: được tham khảo xem như là một
trong những nhân tố tạo thành các ngư trường.