1 .3.3.5 Xu hướng phát triển dulịch văn hoá
2.2.3- Nghề và làng nghề thủ công
Nghề thủ công truyền thống cũng là loại hình tài nguyên du lịch du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Nghề thủ công với những sản phẩm độc đáo không chỉ thể hiện tài năng khéo léo của người lao động mà còn thể hiện tư duy và những tâm tư tình cảm của con người.
Thủy Nguyên có một số nghề thủ công truyền thống như : đúc đồng, đúc gang, mây tre đan, nghề cói, thêu ren…Mỗi nghề đều có lịch sử phát triển lâu dài và khá độc đáo.
Nghề đúc
Những người thợ đúc huyện Thủy Nguyên ngày nay đang làm rạng rỡ cho ngành đúc của Hải Phòng. Các sản phẩm đúc của làng Mỹ Đồng, của hai HTX Phương Thành, Quyết Thắng đang phục vụ cho cơ sở kinh tế của Nhà nước và các ngành xây dựng, GTVT, nông nghiệp, công nghiệp và tiêu dùng.
Lần về cội nguồn của nghề đúc, các cụ già còn sống kể lại nghề đúc Mỹ Đồng đã có cách đây gần 200năm, nghề đúc đã bắt đầu xuất hiện ở thôn Phương Mỹ. Một số cụ trong làng đã mời thợ đúc từ làng Yên Trì (Quảng
Yên ) về đúc lưỡi cày phục vụ cho nghề nông. Từ đó dân làng đã học và mở thử lò đúc nhưng rất nhiều người không thành công, người làm thử đầu tiên là ông Hậu Khì. Lúc bấy giờ việc đúc gang rất thô sơ: nồi nấu nhỏ liền đáy, nhiên liệu là than hoa ,nguyên liệu là gạch vụn. Khi đổ vào khuôn bê cả lò để đổ, sau ông Hậu Khì đến ông Thiết nhưng việc đúc cũng không thành công. Nguyên nhân là do chưa nắm được công thức phối liệu và kết cấu bố trí của lò nấu.
Đến đời ông Nguyễn Văn Cáu cũng đã chuyên tâm nghiên cứu rồi làm thử không thành công, nhưng ông và một số người khác không nản chí. Lúc đầu đúc các ống xe ba gác, xe tay và các vật nhỏ có chiều dài lớn…dần chuyển sang đúc lưỡi cày, nồi gang. Từ lúc thành công nghề đúc Phương mỹ bắt đầu có tiếng sang cả những vùng lân cận. Nhiều người đến làm thuê và đã học”lỏm” được chút ít kinh nghiệm.Cứ như vậy nghề đúc Phương Mỹ lan rộng đến nhiều gia đình.
Vào năm 1918 - 1920, ở thôn Phương Mỹ đã có tới hơn 20 lò đúc, lúc này có tiến bộ mới là nhiên liệu than đá bắt đàu đưa vào nấu thử thay than hoa.Sau một thời gian dài lò nấu đã được cải tiến với dung tích chứa lớn hơn. Từ những tiến bộ kỹ thuật đó sản phẩm của Phương Mỹ càng nổi tiếng các vùng gần xaNhững năm sau đó nghề đúc Phương Mỹ lan sang thôn Đồng Lý. Nghe theo tiếng gọi của Đảng đã bí mật đúc rèn vũ khí, các chi tiết máy in cho cách mạng.
Triển vọng nghề đúc truyền thống Thủy Nguyên đang phát huy thế mạnh của mình.Dưới sự chỉ đạo và quan tâm chặt chẽ của Nhà nước, nghề đúc truyền thống Thủy Nguyên đang bùng nổ hết tài hoa của mình.
Nghề gốm sứ
Đây là nghề cổ ở Thủy Nguyên tập trung tại xã Minh Tân. Qua các di chỉ khảo cổ Tràng Kênh người ta đã thu lượm hàng vạn mảnh gốm với nhiều hình thức trang trí, chứng tỏ đây là một công xưởng chế tác nhiều loại gốm với chất lượng cao.
Để tạo được sản phẩm người làm gốm phải nghiên cứu chất liệu đất sét để pha chế cho phù hợp. Các sản phẩm được tạo ra đều cân đối hài hòa. Ngoài các sản phẩm chủ yếu như nồi, bình, bát, ấm chén…thì người dân nơi đây còn làm cả gạch ngói, phù điêu…
Quá trình tạo sản phẩm gốm gồm hai giai đoạn : gốm mộc và đuổi lửa. Trải qua nhiều năm những sản phẩm gốm Minh Tân vẫn được nhiều người ưa thích.
Nghề mây tre đan
Đây là một nghề cổ truyền của xã Chính Mỹ. Theo các cụ trong làng kể lại xưa đây là một vùng rừng núi, tre vầu…mọc rất nhiều. Để phục vụ cho công việc nhà nông người dân trong làng đã tận dụng nguồn nguyên liệu này làm ra các sản phẩm như thúng, nong, nia theo các mẫu đan hình thoi, hình chữ nhật, xương cá. Ngày nay nghề này vẫn được duy trì, có tới 80 % dân làng tham gia sản xuất.
Có thể nói những làng nghề truyền thống này là vốn quý ở Thủy Nguyên, là tài nguyên quan trọng đẻ phát triển du lịch sau này. Vấn đề ở đây là phải biết đầu tư quy hoạch để tận dụng và khai thác tài nguyên đó hợp lý.