Qui trình thực hiện thủy vân

Một phần của tài liệu Các phương pháp bảo vệ bản quyền tài liệu số (Trang 38 - 39)

Quy trình thực hiện thủy vân Quy trình thực hiện thủy vân được trải qua bốn bước như sau :

Bƣớc 1: Tạo thủy vân

Thủy vân có thể là một logo hoặc một dãy nhị phân với độ dài cho trước. Thủy vân có thể được biến đổi trước khi đem giấu vào ảnh bằng cách mã hóa, hoặc chuyển đổi định dạng.

Bƣớc 2: Nhúng thủy vân

Thủy vân có thể được nhúng trực tiếp vào ảnh hoặc vào dạng biến đổi của nó. Đối với các ứng dụng bảo vệ bản quyền thì việc nhúng thủy vân vào dạng biến đổi của ảnh là điều cần thiết để đảm bảo tính bền vững của thủy vân trước các biến đổi như nén ảnh. Để đảm bảo sự thay đổi ít nhất về chất lượng ảnh, thủy vân nên được nhúng vào thành phần tần số “giữa” của ảnh sau khi biến đổi ảnh. Đó là vì các thành phần tần số “thấp” rất nhạy cảm đối với các thay đổi và vì vậy sẽ tạo ra sự biến đổi đáng kể chất lượng ảnh, còn thành phần tần số cao thường bị loại trong quá trình nén ảnh mà không làm giảm chất lượng ảnh, do đó thủy vân sẽ dễ dàng bị mất.

Bƣớc 3: Tách thủy vân

Để tách thủy vân ra khỏi ảnh, ta sẽ dùng khóa k trong quá trình nhúng, và ảnh cần tách thủy vân. Thuật toán tách thủy vân có các bước ngược với thuật toán nhúng.

Bƣớc 4: Kiểm tra thủy vân

Đối với thủy vân là một logo thì sau khi tách thủy vân, việc xác định thủy vân có tồn tại hay không là đơn giản. Nếu thủy vân là một dãy số có phân bố Gauss thì có thể dựa vào kiểu tương quan, kiểu phân bố của dãy số thu được để đánh giá sự tồn tại thủy vân.

Đối với ứng dụng nhằm xác thực ảnh thì cần phải xem là có thủy vân hay không. Điều này dẫn đến mô hình kiểm chứng giả thiết và hiệu quả của hệ thống thủy vân có thể được đánh giá theo thuật ngữ lỗi loại I và lỗi loại II. Lỗi loại I ứng với trường hợp thủy vân được tìm thấy mặc dù nó không tồn tại. Còn lỗi loại II ứng với trường hợp thủy vân tồn tại nhưng không tìm thấy.

Một phần của tài liệu Các phương pháp bảo vệ bản quyền tài liệu số (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)