Trò chơi: CÚNG THÍ THỰC CÔ HỒN

Một phần của tài liệu 10 trò chơi dân gian (Trang 34 - 35)

Tôi còn nhớ rõ lắm cách đây trên 30 năm, gia đình tôi sống tại một vùng quê nhỏ nhưng đầy ấp tình người, người dân quê vẫn luôn giữ được tập tục tốt đẹp: Ngày Lễ Vu Lan Rằm tháng 7 âm lịch, tức là ngày cúng Cửu huyền thất tổ, đồng thời là ngày cúng "Cô hồn các đảng" không nơi nương tựa. Việc cúng cô hồn

không ai bảo ai nhà nhà đều lập bàn thờ cúng thí với lòng thành và ý thức rằng những oan hồn sống lây lất phiêu bạc nơi gò

đồng, núi rừng, đói rách tả tơi, lang thang đây đó, không ai đơm quẩy thì ta nên nghĩ tưởng nhớ đến họ mà tội nghiệp, nếu không trong tâm họ sẽ cảm thấy bức rức trong lòng.

Vào mỗi đêm trong tuần tháng 7, bất kể kẽ giàu người nghèo, mọi người đều thiết lễ cúng cô hồn tùy theo khả năng, hoàn cảnh của mình, có gì cúng nấy. Lễ cúng được bày giữa sân nhà hoặc trước cửa nhà, trên hết là một bàn cúng hương hoa quả, chè xôi bánh trái, nhất là phải có một bát cháo trắng, một đĩa nhỏ gạo

muối và một nia để bày bánh trái với dụng ý cúng cho cô hồn non trẽ gồm: kẹo, bánh, mía cắt khúc, khoai lang, khoai mì, đậu phộng, cốc, ổi...và những đồng tiền cắc.

Gia chủ đem cả lòng thành kính dâng cúng, không phải để cầu cho gia đình một điều gì, mà chỉ mong cô hồn các đảng được no đủ. Khi các vật phẩm dâng cúng được bày đầy đủ, gia chủ đốt hương khấn vái mời thỉnh các vong hồn về dự lễ.

Cứ vào đầu xóm, khi các gia chủ đang cúng thí thì xuất hiện từng tốp trẽ con kéo đến từng nhà, ngồi đứng quanh đó. Lúc gia chủ vừa đốt giấy tiền vàng bạc và rãi muối gạo coi như lễ cúng xong. Không ai bảo ai, nhóm trẽ ùa vào chụp nia, được gì lấy nấy, gây nên tiếng la hét cười cợt vui nhộn. Họ lần lượt từ nhà này đến nhà khác để "chụp nia", người ta thường gọi nhóm này là "Cô hồn sống". Gia chủ cũng cảm thấy hả hê trong lòng.

Qua lễ chúng ta nhận thấy một hình ảnh sống động, mang ý nghĩ "từ bi bố thí", tạo nên một tập tục tốt đẹp, người chết được ấm lòng nương theo phép Phật siêu âm nơi miền lạc quốc, người sống được cởi mở tấm lòng, thực hiện pháp bố thí cho hàm linh an lạc. Ngày nay lễ cúng này cũng chỉ còn một số ít, hình ảnh "chụp nia" cũng không còn nhiều, và truyền thống tốt đẹp ấy đã dần dần đi vào dĩ vãng.

Đối với nhà Phật thì lễ cúng thí cô hồn được thực hiện trong dịp Rằm đến 30 tháng bảy âm lịch.

Một phần của tài liệu 10 trò chơi dân gian (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w