Phát triển du lịch gắn với khai thác các giá trị lịch sử văn hoá, lễ hội truyền thống với tín ngƣỡng và tâm linh bản địa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở hải phòng (Trang 63 - 65)

KHAI THÁC DU LỊCH VĂN HÓA Ở HẢI PHÒNG

3.2.5. Phát triển du lịch gắn với khai thác các giá trị lịch sử văn hoá, lễ hội truyền thống với tín ngƣỡng và tâm linh bản địa

hội truyền thống với tín ngƣỡng và tâm linh bản địa

Hầu hết các lễ hội truyền thống của Việt Nam đều được tổ chức tại các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với các sự tích hay một sự kiện nào đó. Mỗi lễ hội phản ánh một phong tục, tập quán, tín ngưỡng của dân tộc. Lễ hội nhằm nhắc lại một sự kiện, một nhân vật lịch sử hay huyền thoại đồng thời biểu hiện ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên, thần thánh. Cái cốt lõi trong lễ hội là yếu tố thiêng mang tính truyền thống hướng tới một nhân vật lịch sử văn hóa hội tụ những phẩm chất cao đẹp. Lễ hội là dịp tưởng nhớ, tạ ơn đối với các bậc thần linh đồng thời hướng về cội nguồn, đánh thức cội nguồn, góp phần gìn giữ bảo lưu truyền thống văn hóa.

Lễ hội là cuộc đời thứ hai bên cạnh cuộc đời thật, là hình thức tổng hòa văn hóa nghệ thuật, là một hiện tượng văn hóa mang tính trội. Người ta đến lễ hội là để thư giãn, giữa đời sống thật và khát vọng của con người bao giờ cũng là cái vươn cao hơn, vươn xa hơn. Cuộc sống của con người có hiện tại, quá khứ, tương lai. Sự khát khao trong cuộc sống đời thường người ta muốn hướng vào gửi gắm cho một thế giới khác mà ở đó người ta được thỏa ước khát khao mong đợi. Con người đến với lễ hội là nhờ có niềm tin vào các lực lượng thần thánh, nhờ có tín ngưỡng, tâm linh bản địa, muốn được hòa mình vào chốn thiêng liêng, tín ngưỡng dân gian. Mọi âm thanh của lễ hội vọng ra đều dội vào trái tim những người dự lễ và mọi người tiếp nhận những rung động đó để có thể "nhập hồn" mình vào cõi linh thiêng, được tắm mình vào trong không khí văn hóa của lễ hội ấy.

Chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất của Việt Nam không chỉ vì có phong cảnh đẹp mà còn nhờ có những truyền thuyết về bà chúa Ba. Tích xưa kể rằng Quán Thế Âm Bồ Tát đã thị hiện ở Việt Nam có nàng công chúa con thứ ba của vua, ngay từ bé đã dốc lòng đi tu. Một hôm công chúa bỏ cung vua lặn lội vào rừng sâu tìm nơi yên tĩnh để tìm đạo. Khi đi đến con suối vắng, công chúa tẩy sạch trần lao, gột bỏ mọi oan khiên (ngày nay giữa đường lên động Hương Tích còn ghi lại dấu tích ấy nơi con suối gọi là suối giải oan. Công chúa tiếp tục đi sâu vào rừng núi và đã dừng chân nơi thạch động để tìm đạo giải thoát (Hương tích ngày nay).

Còn ở Hải Phòng có lễ hội chọi trâu hàng năm thu hút rất đông đảo khách du lịch không chỉ đơn thuần là xem "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng, mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Hội chọi trâu Đồ Sơn Hải Phòng hàng năm thường vào đúng những ngày mưa, mà mưa thật to, nặng hạt. Câu ca dao xưa như lời nhắn nhủ, mời gọi nên cho dù trời mưa hay nắng thì hội chọi trâu vẫn cứ là nơi hội tụ của hàng vạn con người. Quả có thế

thật, mấy năm gần đây, và đặc biệt là 2 ngày hội 9/8 âm lịch năm 1994 và 1995 đều diễn ra trong mưa rất to, nhưng hàng vạn người vẫn về dự hội, đội mưa, chen vai, thích cánh để có được những giây phút hứng thú say sưa qua từng pha hấp dẫn. Có vị khách ở Hà Nội nhận xét: "Trong khi các hoạt động thể thao được tổ chức một cách công phu, tốn kém ở sân vận động nhà thi đấu hiện đại và chưa phải cuộc thi nào cũng thu hút được những người đến xem, thì ở Hội chọi trâu Đồ Sơn này lại có đến hàng vạn người hâm mộ, đội mưa, chịu ướt đến với sàn bãi lầy lội, cơ sở vật chất thiếu thốn này để xem Hội chọi trâu từ đầu đến cuối, người xem chỉ có tiếp tục vào sân chứ không ai bỏ nó. Điều gì làm nên sự cuốn hút đó? Câu trả lời chỉ có thể là: Cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của một lễ hội văn hoá thể thao truyền thống của dân tộc đã thấm sâu vào tâm tư, tình cảm và tiềm thức của người dân.

Để có thể thu hút ngày càng đông khách du lịch đến với các lễ hội truyền thống và các điểm di tích lịch sử văn hóa thì cần phải tăng cường quảng bá tuyên truyền đồng thời phải gắn liền tâm linh bảm địa, với các sự tích, những câu truyện dân gian, truyền thuyết. Tăng cường đào tạo lực lượng thuyết minh viên điểm du lịch, người thông thạo địa lý, lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục của địa phương để tạo cảm hứng cho du khách.

Song gắn du lịch với tâm linh bản địa nhưng phải mang tính văn hóa, tránh mê tín dị đoan. Có nơi lạm dụng sự tôn trọng tín ngưỡng của người đi dự hội để phóng tác, bày đặt thêm nhiều yếu tố phức tạp ở những hoạt động văn hóa tín ngưỡng vốn có. Vì vậy bên cạnh việc gắn lễ hội truyền thống với tín ngưỡng tâm linh bản địa cũng cần có những biện pháp ngăn chặn tiêu cực tại các lễ hội như mê tín, dị đoan, bói toán…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở hải phòng (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)