Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Đề tài tìm HIỂU NGHỆ THUẬT TRONG các tác PHẨM của YOSHIMOTO BANANA (Trang 51 - 52)

7. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Thời gian nghệ thuật

Những ám ảnh về thời gian đã trở thành một đề tài quen thuộc của văn học từ xa xưa. Chừng nào con người còn không thôi khắc khoải về sự tồn tại nhỏ bé của mình giữa dòng thời gian dài bất tận, chừng nào họ vẫn băn khoăn đi tìm lẽ

yêu đời thì chừng đó thời gian vẫn là một mảnh đất màu mỡ mà các nhà văn tìm

đến nhằm thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của mình. Với nữ nhà văn người Nhật Yoshimoto Banana thì xuyên suốt văn nghiệp của mình hầu như thời gian

đã trở thành một ám ảnh khôn nguôi. Có khi là một dòng cứ trôi mải miết trong “Amrita”, cũng có khi là khoảnh khắc dừng lại vào mùa hè ở một thị trấn ven biển trong “Vĩnh biệt Tugumi”. Thời gian là minh chứng cho những phận người, hoặc sâu xa hơn thời gian đã trở thành một nhân vật quan trọng không thể thiếu góp phần chuyên chở những suy tư của nhà văn đến người đọc.

Trong truyện ngắn “Giấc mơ kim chi”, thời gian đã được hình tượng hóa thông qua hình ảnh chờđợi của một nhân vật nữ xưng “tôi” yêu một người đã có gia đình: “Không đâu, cái linh hồn vốn trôi dạt trong khoảng không ấy, chỉ loanh quanh từ chỗ nọ sang chỗ kia trong dòng chảy, không phải là thứ có thể nắm giữ

trong tay. Không một ai, không một thứ gì có thể nắm giữ… Ngày lại ngày, tôi đã chờ đợi… Ngày qua ngày, tháng qua tháng” [1; 2006: 89 ]. Ví thời gian như một dòng chảy bất tận, trên cái dòng thời gian ấy là một nhân vật “tôi” cô đơn đến cùng cực hòng chờđợi những điều không thực, không thể nắm bắt được. Điều đó chẳng phải là chạy theo ảo ảnh, ảo tưởng, chạy theo chiếc bóng của thời gian hay sao?

47

Thời gian thực đã hóa thành ảo giác trong một khía cạnh nào đó, đã hóa thân vào những giấc mơ, những cơn mộng mị của tinh thần. Không phải vô cớ, không phải ngẫu nhiên mà giấc mơ xuất hiện nhiều đến thế. Banana cũng thường xuyên tìm đến giấc mơ, những giấc mơ hỗn lọan, vô tận, giấc mơ với những

đường bay của mê lộ: “Tôi mơ màng nghĩ về giấc mơ của chúng tôi…”. Cuộc sống này vốn đầy những khó khăn, nhọc nhằn với những điều đôi khi hết sức phi lý nên người ta thường tìm đến giấc mơ, một hóa thân khác của thời gian, những mê lộ tinh thần để giải tỏa những ẩn ức của mình.

Đối với con người, cuộc sống hàng ngày vốn ngắn ngủi, hữu hạn nên thời gian là vô thủy vô chung, là không có điểm đầu cũng như điểm kết thúc, “giữa dòng ngày tháng âm u đó” người ta vẫn không nguôi hy vọng về một ngày mai tươi sáng hơn, đẹp đẽ hơn, tinh khiết hơn: “Ngày hôm nay đã kết thúc. Ngày mai khi tôi mở mắt ra, mặt trời buổi sáng sẽ rạng ngời lấp lánh, tôi sẽ lại bắt đầu lại từ đầu. Hít thở bầu không khí tinh khôi, một ngày mới chưa từng được biết đến sẽ được sinh ra… Đêm đó, tôi cũng tin tưởng vào ngày mai sắp tới một cách thuần khiết và ngây thơ như thế” [1; 2006: 102]. Chính những điều đó đem lại nguồn sáng trong dòng chảy thời gian không ngừng trôi cho các nhân vật của Banana. Đó cũng là một sức hấp dẫn mới lạ trong thế giới truyện của cô.

Một phần của tài liệu Đề tài tìm HIỂU NGHỆ THUẬT TRONG các tác PHẨM của YOSHIMOTO BANANA (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)