Đặc tính âm học của tai người

Một phần của tài liệu Đề tài sử dụng phần mềm hệ thống truyền hình ảnh kỹthuật số (digital video transport system – DVTS) (Trang 30 - 32)

Các nhà khoa học, các kĩ sư và các chuyên gia đã áp dụng đặc tính của hệ thống cảm nhận âm thanh của con người để thực hiện việc nén âm thanh. Các nhà khoa học khi nén âm thanh đã làm giảm hoặc loại bỏ hoàn thành những phần âm thanh mà con người không cảm nhận được. Hình sau đây mô tả chi tiết vềđặc tính cảm nhận âm thanh của tai người. Trong hình có một đường cong biểu diễn ngưỡng nghe của tai người. Nếu âm thanh có các đặc tính âm học nằm phía dưới đường cong này thì tai người không cảm nhận được. Theo như hình, đặc tính cảm nhận âm thanh của tai người phụ thuộc nhiều vào tần số. Ngưỡng dưới biên độ của âm thanh cao ở cả tần số cao và tần số thấp. Để âm thanh ở các tần số này có thể nghe được, thì nó cần phải được khuếch đại lên cao hơn mức ngưỡng. Ngưỡng mà tai người có thể nghe được thấp nhất ở trong khoảng tần số từ 3KHz – 5KHz, điều này cho thấy rằng tai người rất nhạy cảm với âm thanh ở tần số này và có thể nhận biết những âm thanh dù là nhỏ nhất

Hình 3.13: Ngưỡng âm thanh của tai người phụ thuộc vào tần số

Tuy nhiên vẫn còn có những điểm mà tại đó tai người cũng không thể nghe thấy được mặc dù cường độ âm thanh lớn hơn mức ngưỡng. Trên hình có một đường cong đứt nét chỉ ra rằng với những âm thanh ở khoảng tần số này, tai người không thể nghe thấy được những âm thanh có cường độ cao hơn mức biểu diễn của đường cong đứt nét này.

Thời gian cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cảm nhận âm thanh. Hình sau đây biểu diễn một ngưỡng khác về khả năng cảm nhận âm thanh của tai. Lúc đầu một âm thanh 60dB (ở một tần số f nào đó) kéo dài trong vòng 5ms, tai người có thể cảm nhận được âm thanh này. Nhưng nếu âm thanh “x” 30 dB xuất hiện sau đó 5ms thì không thể nghe được vì nó bị lấn át bởi âm thanh 60dB xuất hiện trước đó. Nhưng cũng với âm thanh “x” 30 dB này xuất hiện sau đó 10ms thì tai có thể nghe được. Như vậy, tai người cũng có thể bị lấn át bởi các âm thanh lớn trong vòng một khoảng thời gian mà trong khoảng thời gian này tai người không thể bị kích thích bởi các âm thanh khác nữa.

Hình 3.14: Ngưỡng âm thanh của tai người phụ thuộc vào thời gian

Tiếp theo sau đây là hình biểu diễn tính chất âm học của tai ở các khía cạnh tần số thời gian và biên độ.

Hình 3.15: Ngưỡng âm thanh theo tần số, thời gian, và biên độ

Một phần của tài liệu Đề tài sử dụng phần mềm hệ thống truyền hình ảnh kỹthuật số (digital video transport system – DVTS) (Trang 30 - 32)