Tiêu chuẩn nhận định câu bị động trong tiếng Việt và tiếng Nhật

Một phần của tài liệu Đề tài câu bị ĐỘNG TRONG TIẾNG NHẬT và CẤU TRÚC TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 30 - 31)

Hai tác giả của bài viết “Dạng bị động và vấn đề câu bị động trong tiếng Việt” ( phần I, II) in trong Tạp chí Ngôn Ngữ và Đời Sống ( số 7, 8 năm 2004 ) TS Nguyễn Hồng Cổn và THS Bùi Thị Diên đã định nghĩa về câu bị động trong tiếng Việt như sau: “Bịđộng là một dạng ngữ pháp điển hình trong hệ thống các cấu trúc cú pháp và là cách nói diễn tả một sự vật, sự việc hay một người nào đó tiếp nhận, hoặc chịu sự tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, ở tất cả các ngôn nữ, để xác định một câu có ý bị động thì cần phải thoả mãn các điều kiện về tính hình thái, tính thống nhất giữa các đặc trưng ngữ nghĩa...” Vậy trong tiếng Nhật thì thể bị động hay cách nói thụđộng là gì? và hiểu như thế nào cho đúng?

Theo “so sánh nét tương đồng và khác biệt của câu bị đông trong tiếng Việt và tiếng Nhật” của tác giả Phạm Thị Thu Hà, trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế

nghiên cứu và dạy học tiếng Nhật(2007), NXB Đại học quốc gia Hà Nội. Để hiểu và sử dụng đúng cách nói bị động, trước tiên phải xác định câu có đạt đủ ba điều kiện cần và đủ dưới đây không:

y Về mặt ý nghĩa: là câu phải thể hiện chủ ngữ của câu là nơi tiếp nhận hoặc chịu ảnh hưởng từ một người hay một chủ thể khác.

yVề mặt hình thái: Vị ngữ của câu bịđộng phải gắn với trợđộng từ「rareru」 yVề mặt cấu trúc cú pháp: Từ câu chủ động có dạng「Y が ∼ する」được chuyển thành câu bịđộng có cấu trúc 「X が∼される」.

Ở bất kì ngôn ngữ nào cũng có cách nói bị động, tuy nhiên trong mỗi ngôn ngữ lại có những đặc trưng và cấu trúc câu khác nhau. Còn trong tiếng Việt, trước khi thực hiện việc so sánh đối chiếu câu bị động của hai ngôn ngữđể tìm sự tương đồng và khác biệt, một lần nữa người viết xin điểm lại các đặc trưng về câu bị động trong tiếng Việt.

Trong tiếng Việt, hầu hết câu bịđộng được hình thành bởi hai từ “bị” và “được”. Thế nhưng xoay quanh hai từ “bị” và “được” cũng có rất nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau khi nói về chức năng của hai từ này. “bị” là từ có nguồn gốc từ chữ Hán “被(bị)” và từ “được” là từ xuất hiện bởi chữ “得(đắc)” trong tiếng Hán . Dù như

vậy nhưng không thể nói chức năng ngữ pháp hay cách sử dụng của hai từ “bị” và

Một phần của tài liệu Đề tài câu bị ĐỘNG TRONG TIẾNG NHẬT và CẤU TRÚC TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 30 - 31)