THIẾT KẾ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ.

Một phần của tài liệu tailieuhay com (Trang 38 - 41)

III. SƠ ĐỒ ĐIỀU KHIỂN DỊCH CỰC LÒ HỒ QUANG DÙNG HỆ THYRISTOR ĐỘNG CƠ (T-Đ).

THIẾT KẾ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ.

Ở các phần trước ta đã đi phân tích và lựa chọn được các phương án truyền động dịch cực cho lò hồ quang, hệ thống mà ta sử dụng để truyền động nâng hạ điện cực là hệ T - Đ, động cơ là loại điện một chiều KTĐL. Do yêu cầu của hệ thống là hay phải đảo chiều trong quá trình làm việc nên trong

mạch lực ta sử dụng các van bán dẫn điều khiển hoàn toàn, do vậy trong phần này ta sẽ đi phân tích và chọn ra phương án điều khiển đảo chiều cho các van bán dẫn ở mạch động lực. Để cho các van bán dẫn ở mạch động lực mở đúng thời điểm mong muốn, trong phần này ta cũng đi xây dựng mạch điều khiển để thỏa mãn các yêu cầu đề ra. Sau đây ta đi xây dựng mạch lực và mạch điều khiển cho hệ thống truyền động nâng hạ điện cực nhằm thỏa

mãn các yêu cầu đã phân tích ở các phần trên.

Hệ thống truyền động nâng hạ điện cực mà ta chọn sử dụng ở đây là dùng hệ T-Đ vì hệ thống này có ưu điểm gọn nhẹ không gây tiếng ồn, mạch điều khiển đơn giản, quán tính hãm, đảo chiều dễ dàng và mức độ tự đông hóa cao. Động cơ điện mà ta chọn dùng ở đây là động cơ điện một chiều KTĐL vì về phương điện điều chỉnh tốc độ thì động cơ điện một chiều có nhiều uuw việt hơn so với các loại động cơ khác. Nó có khả năng điều chỉnh tốc độ dễ dàng, cấu trúc mạch lực và mạch điều khiển đơn giản, đạt được chất lượng điều khiển cao trong dải điều chỉnh tốc độ rộng.

Sơ đồ khối bộ điều chỉnh công suất lò hồ quang hệ T-Đ một chiều như hình vẽ sau: (Hình 3.1)

 Khối đặt tín hiệu và chỉ thị: Có chức năng đặt giá trị làm việc vào vùng không nhạy của bộ điều khiển.

 Khối phản hồi âm dòng, âm áp: Lấy tín hiệu phản hồi dòng, phản hồi áp của lò hồ quang.

 Khối tổng hợp tín hiệu có chức năng tổng hợp các tín hiệu đặt và tín hiệu làm việc, tạo điện áp điều khiển cho bộ phát xung.

 Mạch động lực gồm 2 bộ biến đổi mắc song song ngược cung cấp năng lượng cho động cơ điện một chiều Đ.

 Khối tạo xung: Có chức năng phát ra các xung có đủ độ lớn, góc pha thích hợp để đưa đến các nhóm van chỉnh lưu và nghịch lưu.

 Mạch bảo vệ: trong hệ thống có hai mạch bảo vệ đó là: Mạch bảo vệ mất điện áp một pha và mạch bảo vệ quá tải, hai mạch này có chức năng bảo vệ tình trạng điện áp nguồn cung cấp cho lò hồ quang và khi động cơ Đ bị quá tải lớn.

Một phần của tài liệu tailieuhay com (Trang 38 - 41)