Khởi động và kết thúc việc sạc

Một phần của tài liệu Đề tài thiết kế và thi công máy sạc xung cho ắc quy (Trang 29 - 32)

U8A dùng để phát hiện xem ắc-quy được kết nối đã đầy chưa. Nếu đã

đầy thì sẽ quá trình sạc không thể bắt đầu. Theo đó, chân 6 sẽ được ghim ở mức 6,8V qua cách chỉnh biến trở R13. Điện áp ắc-quy sẽđược phân áp qua cầu phân áp gồm R9 và R10, điện áp đưa vô chân 7 sẽ bằng 0,5 lần điện áp ắc-quy. Điều này có nghĩa là: chỉ khi nào điện áp ắc-quy ở mức ≥13,6V thì chân 1 mới luôn luôn ở mức trở kháng cao, nếu không thì sẽ có thời điểm chân 1 là GND để khởi động cho U2

để tạo mức cao ở ngõ ra nếu U2 không bị reset.

U8D là một bộ so sánh, có tác dụng khởi động quá trình sạc. Chân 10 nối vào điểm nối giữa R8 và R17. Điện áp ở chân 10 sẽ là: V K K V K 1 , 1 10 1 12 . 1 ≈ Ω + Ω Ω .

30

Mới khởi động máy sạc, điện áp tại chân 11 là V11 =0V , điện áp chân 10 sẽ lớn hơn điện áp chân 11 (V10 =1,1V ), ngõ ra là điện áp GND chứ không phải là trở kháng cao.

Nếu nhấn nút SW3, điện được nạp cho tụ C1, gần như lập tức, điện áp chân 11 sẽ lớn hơn điện áp chân 10, ngõ ra U8D (chân 13) sẽở mức trở kháng cao. Nếu ắc-quy đấu nối đúng cực thì U2 không còn bị reset. Cộng thêm với việc ắc-quy chưa đầy (lúc đó chân 2 ở mức thấp) thì U2 sẽ tạo ra mức cao ở ngõ ra, U1 vì thế

cũng được phép hoạt động, quá trình nạp được bắt đầu. Ngõ ra U1 sẽ liên tục tạo ra các chuỗi xung để đóng mở Q1 tạo phân đoạn dòng nạp. Ngoài ra, ngõ ra của U1 còn được nối đến J3 trong mạch nguồn xung qua J26. Nếu U1 xuất mức cao ở ngõ ra, nguồn xung cũng được phép hoạt động và ngược lại. Điện áp ở chân 3 của U2 cũng được đưa đến nạp cho tụ C1 qua R28 và D23.

Trong quá trình phân đoạn dòng nạp, khi Q1 ngưng dẫn, nếu ắc-quy chưa đầy thì chân 2 của U1 lại bị ép xuống mức thấp. Chu trình cứ liên tiếp xảy ra như vậy cho đến khi ắc-quy gần đầy (quá trình sụt áp ắc-quy diễn ra chậm lại). Lúc

đó, ngõ ra của U2 ở mức cao một thời gian sẽ lại chuyển xuống mức thấp. Trong thời gian ở mức thấp này, nếu điện áp ắc-quy vẫn lớn hơn 13,6V thì sau khoảng một thời gian vài giây (thời gian này tuỳ thuộc vào biến trở R36), tụ C1 sẽ xảđiện làm

điện áp chân 11 thấp hơn 1,1V nên U2 bị reset dẫn đến U1 cũng bị reset, Q1 ngưng dẫn hoàn toàn, quá trình sạc kết thúc. U1 không còn truyền tín hiệu mức cao đến để

cho phép nguồn xung hoạt động, nguồn xung cũng bị ngắt.

Tín hiệu điều khiển Q3 và Q5 cũng là tín hiệu điều khiển chân reset (chân 4) của U2.

− Khi tín hiệu mức cao đưa đến chân reset của U2 thì cũng kích dẫn Q3, một đèn có màu xanh kết nối với J21 được kích dẫn, báo hiệu có ắc-quy đang được sạc.

31

− Khi tín hiệu mức thấp đưa đến chân reset của U2, Q3 ngưng dẫn và Q5 được kích dẫn. Một đèn màu đỏ được kết nối với J5, báo hiệu rằng máy không đang sạc bất kì một ắc-quy nào.

Kết luận:

Để có thể hoàn thành tốt đề tài, nhóm thực hiện cần xác định được hướng đi

đúng đắn cho một vấn đề cụ thể. Chương 1 là nền tảng lý thuyết, là hướng đi trong việc thiết kế mà nhóm thực hiện đã xác định cho mình. Nó tạo điều kiện để nhóm thực hiện có thể tính toán, lựa chọn các linh kiện ở chương 2. Mục đích cuối cùng là hiện thực hoá ý tưởng để tạo nên một sản phẩm cụ thể.

32

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu Đề tài thiết kế và thi công máy sạc xung cho ắc quy (Trang 29 - 32)