Chương IV: Thiết Kế Và Thi Công 4.1 Thiết kế và thi công bộ duỗ
4.7.1.3 Rơle nhiệt (OLR – Overload relay)
Rơle nhiệt là loại khí cụ điện tự động đóng, cắt tiếp điểm nhờ sự co dãn vì nhiệt của các thanh kim loại. Trong mạch điện công nghiệp, nó thường được dùng để bảo vệ quá tải cho các động cơ điện. Khi đó, rơle nhiệt được lắp kèm với công tắc tơ và được gọi là “khởi động từ”.
tiếp điểm trong nút ấn sẽ chuyển trạng thái khi có ngoại lực tác động, còn khi bỏ lực tác động thì nút ấn sẽ trở lại trạng thái cũ. Đó chính là điểm khác biệt cơ bản giữa nút ấn và công tắc.
Hình 4.17: Nút nhấn
Trong mạch điện công nghiệp, nút ấn thường được dùng để khởi động, dừng đảo chiều quay động cơ thông qua contactor hoặc rơle trung gian.
4.7.1.5 Relay
Relay là thiết bị điện dùng để đóng ngắt mạch điều khiển, bảo vệ và điều khiển làm việc của mạch động lực.
Relay bao gồm cuộn hút và các tiếp điểm. Cuộn hút là một cuộn dây hoạt động như nam châm điện. Khi relay được kích hoạt, nghĩa là có dòng điện chạy qua cuộn hút, nó sẽ khiến các tiếp điểm đóng lại (hoặc mở ra), cho phép (hoặc không cho phép) một dòng điện khác chạy qua.
4.7.1.6 Dây dẫn
Nên hiểu rõ các thông số ghi trên dây điện như tiết diện, lõi đồng, số sợi đồng, điện áp, dòng điện... để tính toán và lựa chọn dòng điện phụ tải chính xác để chọn dây dẫn thích hợp. Nếu chọn dây dẫn có dòng điện nhỏ hơn dòng điện phụ tải sẽ gây cháy nổ, chập mạch... Ngược lại sẽ gây lãng phí.
Hình 4.19a: Dây cuộn Hình 4.19b: Dây cáp
4.7.1.7 Cảm biến
Để nhận biết hành trình của đầu cuối của pit tông ta dùng cảm biến cảm ứng từ để nhận biết với khoảng cách phát hiện nhỏ hơn 5 mm dùng điện áp 12-30 VDC
Hình 4.21: Mặt ngoài tủđiện