Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của dung dịch keo nano vàng

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu tổng hợp xanh keo nano vàng và ứng dụng chế tạo kem trị phỏng mau liền sẹo (Trang 33 - 36)

Sử dụng phương pháp đếm khuẩn E. coli để xác định số lượng tế bào vi sinh vật còn sống hiện diện trong mẫu có chứa dung dịch keo nano vàng. Tế bào sống là tế bào có khả năng phân chia và tạo thành khuẩn trên một môi trường chọn lọc. Phương pháp này có đặc điểm là cho phép định lượng chọn lọc vi sinh vật tùy môi trường và điều kiện nuôi cấy. Trong phương pháp này cần pha loãng mẫu thành nhiều độ pha loãng bậc 10 liên tiếp sao cho có độ pha loãng với mật độ tế bào thích

hợp để xuất hiện các khuẩn lạc riêng lẻ trên bề mặt thạch với số lượng đủ lớn để hạn chế sai số khi đếm và tính toán. Đếm số khuẩn mọc trên môi trường thạch dinh dưỡng từ các nồng độ pha loãng sau khi đã ủở 370C trong 24 - 48 giờ.

Phương pháp tiến hành: cho dịch vi khuẩn E. coli vào các đĩa Petri có chứa dung dịch keo nano vàng. Tiến hành mẫu đối chứng tương tự với mẫu không chứa dung dịch keo nano vàng. Sau các khoảng thời gian 5, 10, 15, 20, 24 giờ, mẫu có chứa dung dịch keo nano vàng này được pha loãng đến 104, 105,106. Từ mỗi độ pha loãng lấy ra 100µl đem trải trên đĩa môi trường Nutrient Agar. Ủ ở 370C trong 24 giờ rồi đếm số khuẩn lạc thu được.

Cách tính kết quả: đếm số khuẩn lạc trên các đĩa. Dùng những đĩa có số khuẩn lạc từ 25 - 250 để tính mật độ tế bào vi sinh vật trong mẫu ban đầu.

Mi (CFU/ml)=Ai*Di/V Trong đó Ai là số khuẩn lạc trung bình trong đĩa. Di là độ pha loãng.

V là dung tích huyền phù tế bào cho vào mỗi đĩa (ml).

- Mật độ tế bào trung bình Mi trong mẫu ban đầu là trung bình cộng của Mi ở các nồng độ pha loãng khác nhau. Hiệu số kháng khuẩn được xác định theo công thức sau :

Ŋ= (N1-N2)/N1*100%

Trong đó: N1 là số khuẩn lạc trong đĩa đối chứng. N2 là số khuẩn lạc trong đĩa chứa nano vàng.

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Chế tạo dung dịch keo nano vàng

Tiến hành thực hiện phản ứng điều chế hạt nano vàng bằng cách cho dung dịch muối vàng vào dung dịch trong suốt gồm glycerin và PVP dưới sự hỗ trợ nhiệt của lò vi sóng. Quan sát quá trình phản ứng trong lò vi sóng thấy có sự thay đổi màu của dung dịch, từ không màu sang màu đỏ. Điều này chứng tỏ phản ứng hóa học chuyển hóa Au+3 thành Au0 đã xảy ra.

Hình 3.1: Sự thay đổi màu sắc trước và sau phản ứng

Cơ chế của phản ứng được đề nghị như sau:

- Dưới tác dụng của nhiệt rượu đa chức (glycerin) chuyển thành aldehid theo cơ chế của phản ứng tách nước.

- Andehit tác dụng với dung dịch muối vàng, khử Au3+ thành Au0:

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu tổng hợp xanh keo nano vàng và ứng dụng chế tạo kem trị phỏng mau liền sẹo (Trang 33 - 36)