Các mối quan hệ giao tiếp của giảng viên:

Một phần của tài liệu iểu luận tâm lý giáo dục đại học: Cuộc sống hiện nay dễ tạo áp lực cho con người, là giảng viên anhchị cần đối diện với cuộc sống như thế nào để duy trì trạng thái tâm lý lành mạnh nhằm giúp cho sự thành công trong công việc và quan hệ con người? (Trang 26 - 29)

3. Thực trạng công việc và giải pháp cho những áp lực của giảng viên hiện nay:

3.6. Các mối quan hệ giao tiếp của giảng viên:

Theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Văn Ngọc(2) thì mối quan hệ với sinh viên, quan điểm và thái độ của lãnh đạo, mối quan hệ với đồng nghiệp là 3 trong số các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giảng viên3. Với khoa học công nghệ hiện đại trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt là sự phát triển của internet, điện thoại di động và các trang mạng xã hội tuy có giúp ích rất nhiều cho giảng viên trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập và tiến bộ những cũng gây áp lực không nhỏ lên giảng viên trong mối quan hệ với sinh viên, việc gặp gỡ trao đổi qua không gian ảo làm giảm đi những mối liên hệ hữu hình chặt chẽ giữa giảng viên và sinh viên. Ngoài ra, cuộc sống thực dụng thiên về vật chất đang làm cho các giảng viên rơi vào các tình

(2) Khoa Kinh tế - Đại học Nha Trang

(3) Kết quả nghiên cứu đào tạo sau đại học: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giáo viên

trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, duyệt đăng trên Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản ngày 12/09/2012

23

huống khó xử khi sinh viên tặng quà, mời cơm,... sự thoái hóa của một số giảng viên cũng đã làm giảm đi sự tôn trọng của các em đối với người thầy của mình. Chính vì vậy bản thân giảng viên cần chủ động có các buổi gặp mặt trực tiếp đối với sinh viên của mình, giữ chừng mực trong giao tiếp với sinh viên và đặc biệt phải giữ vững đạo đức nghề nghiệp.

Về quan điểm của lãnh đạo, bất cứ giảng viên nào cũng mong muốn lãnh đạo nhà trường cho rằng giảng viên là tài sản quan trọng nhất, khuyến khích sự hợp tác giữa các giảng viên và luôn có các quyết định sáng suốt và thấu hiểu các khó khăn mà giảng viên gặp phải khi công tác. Bên cạnh đó, các giảng viên còn cho nhu cầu được thảo luận các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp với lãnh đạo nhà trường. Tuy nhiên, với áp lực về kinh tế và thời gian của cuộc sống hiện nay thì cơ hội gặp gỡ trao đổi giữa giảng viên và lãnh đạo nhà trường chưa được thường xuyên, về phía giảng viên còn tâm lý dè dặt trước cấp trên, về phía lãnh đạo đôi khi còn khoảng cách giữa các thế hệ và vị trí quản lý. Do đó, các giảng viên cần nêu rõ các mong muốn của mình thông qua các kênh tiếp cận lãnh đạo sẵn có như điện thoại, email, các buổi hội thảo, tọa đàm hay mạnh dạn trao đổi trực tiếp với lãnh đạo trong các dịp tiếp xúc trực tiếp.

Về mối quan hệ với đồng nghiệp, các giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ mong muốn nhận được sự khuyến khích làm việc tốt hơn từ các đồng nghiệp, cung cấp những đề nghị hoặc phản hồi về việc dạy học đồng thời sẵn sàng chia sẻ những ý tưởng phát sinh trong hoạt động giảng dạy và sẵn sàng tham gia vào việc nghiên cứu tập thể về những vấn đề mà mọi người có chung đam mê. Tuy nhiên, với khối lượng công việc của tất cả mọi người đều nhiều, quỹ thời gian ngày càng thu hẹp thì tính khả thi của những mong muốn vừa nêu ngày càng ít đi. Để có thể phát triển tốt mối quan hệ này thì các giảng viên trước tiên cần nâng cao tinh thần học tập và chia sẻ của bản thân mình đối với đồng nghiệp và nhất là cần chủ động tìm kiếm sự hợp tác từ đồng nghiệp.

24

KẾT LUẬN

Giảng viên ngày này đang phải đối mặt với những áp lực ngày càng tăng. Vấn đề nhức nhối nhất đang làm nản lòng rất nhiều giảng viên là họ chỉ nhận được mức lương quá khiêm tốn trong khi phải chịu áp lực quá nặng từ công việc giảng dạy và làm nghiên cứu khoa học. Tiêu chuẩn xã hội đặt ra cho người giảng viên ngày càng tăng, họ không chỉ phải hoàn thành tốt công việc giảng dạy mà còn phải không ngừng tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia các phong trào đoàn thể được tổ chức ngày càng nhiều và chịu sự thanh kiểm tra quá thường xuyên. Giảng viên ngày này cũng đang phải đối mặt với những áp lực to lớn xuất phát từ sự thay đổi thái độ của xã hội đối với công việc của một người giảng viên. Điều này cũng gây ra nhiều rắc rối và xung đột trong quá trình giao tiếp giữa giảng viên với các sinh viên trên giảng đường. Để đối mặt với thực trạng trên, bản thân người giảng viên phải có kế hoạch cụ thể để nâng cao trình độ chuyên môn, xem đây là một nhiệm vụ thường xuyên để phát triển nghề nghiệp, khắc phục tình trạng quá phụ thuộc vào một giáo trình duy nhất và hoàn toàn thiếu sự cập nhật những tri thức mới trong một thời gian dài. Giảng viên cũng nên chủ động tìm kiếm cơ hội những cơ hội dạy thêm ở các trường đại học khác hoặc các trung tâm đào tạo nghiệp vụ để cải thiện thu nhập và nâng cao tay nghề, giải quyết những áp lực về mặt chuyên môn và thanh kiểm tra. Giảng viên cũng phải nuôi dưỡng tình yêu và niềm tự hào về nghề nghiệp giảng dạy, tự rèn luyện các kỹ năng giao tiếp với các đối tượng sinh viên khác nhau nhằm làm giảm thiểu tối đa những xung đột không đáng có. Bên cạnh đó, nhà trường, chính phủ và xã hội cũng nên xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sống cho đội ngũ giảng viên. Tăng lương cơ bản, tạo nhiều cơ hội giảng dạy, giảm thiểu các hoạt động đoàn thể, các hoạt động thanh kiểm tra mang nặng tính hình thức là những biện pháp được kỳ vọng sẽ giúp giảm bớt áp lực cho người giảng viên, giúp họ duy trì tâm lý lành mạnh để thành công hơn trong công việc.

25

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu sách

Nguyễn Thạc (chủ biên) (2009), Tâm lí học sư phạm Đại học, Phạm Thành Nghị, NXB. Đai học sư phạm.

Tài liệu internet:

Áp lực công việc

http://careerbuilder.vn/en/cam-nang/ap-luc-cong-viec.35A4F496.html

Linh Chi, Áp lực công việc giết bạn như thế nào?

http://kienthuc.net.vn/tra-cuu/ap-luc-cong-viec-giet-ban-nhu-the-nao- 250188.html

Báo Mới, GS. TS. Nguyễn Minh Thuyết, Áp lực xã hội – gốc rễ chuyện giảm tải.

http://www.baomoi.com/GSTS-Nguyen-Minh-Thuyet-Ap-luc-xa-hoi--goc-re- chuyen-giam-tai/59/7119248.epi

Báo Lao động, Áp lực công việc và những cách khắc phục

http://www.vieclambank.com/thao-luan/chi-tiet/ap-luc-cong-viec-va-nhung- cach-khac-phuc-92.html

Một phần của tài liệu iểu luận tâm lý giáo dục đại học: Cuộc sống hiện nay dễ tạo áp lực cho con người, là giảng viên anhchị cần đối diện với cuộc sống như thế nào để duy trì trạng thái tâm lý lành mạnh nhằm giúp cho sự thành công trong công việc và quan hệ con người? (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)