Để trúng thầu thì nhà thầu phải có các lợi thế tương đối so với các nhà thầu khác đó chính là sức cạnh tranh. Trong đấu thầu khi nói đến sức cạnh tranh là nói đến những lợi thế của nhà thầu so với các nhà thầu khác về các yếu tố như: năng lực và kinh nghiệm, mức độ đáp ứng kỹ thuật, khả năng cung cấp tài chính, trình độ tay nghề và trình độ quản lý của những người tham gia vào gói thầu trong đó kỹ thuật đấu thầu cũng góp phần quyết định để thắng thầu.
Tùy theo quy mô và tính chất của từng gói thầu mà người ta có từng tiêu chuẩn đánh giá Hồ sơ dư thầu cho phù hợp bởi vậy các nhà thầu cũng cần phải có những kỹ thuật đấu thầu sao cho Hồ sơ dự thầu phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bên mời thầu mà lại có mức giá thấp nhất. Để được trúng thầu các nhà thầu phải không
ngừng nâng cao sức cạnh tranh nó được biểu hiện qua các tiêu chí đánh giá Hồ sơ dự thầu. Nhà thầu nào có lợi thế tương đối càng cao thì khả năng thắng thầu càng lớn.
Một Hồ sơ dự thầu được đánh giá theo các tiêu chí sau
1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu
- Năng lực sản xuất kinh doanh: sản phẩm sản xuất và kinh doanh chính (số lượng và chủng loại), số lượng và trình độ cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật của các nhà thầu
- Năng lực tài chính: tổng tài sản, vốn lưu động, doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế trong thời gian 3 đến 5 năm gần đây.
- Kinh nghiệm : số năm kinh nghiệm hoạt động. Số lượng các hợp đồng tương tự đã thực hiện trong thời gian 3 đến năm 5 gần đây.
Tùy theo tính chất của từng gói thầu, yêu cầu vè thời gian để tính năng lực tài chính (qua các chỉ tiêu về tổng tài sản, vốn lưu đông, doanh thu, lợi nhuận) và yêu cầu về thời gian đã thực hiện các hợp đồng tương tự có thể quy định ít hơn 3 năm trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của dự án và cần được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp nhận.
2. Tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật
- Yêu cầu về kỹ thuật:
+ Khả năng đáp ứng các yêu cầu vè phạm vi cung cấp, số lượng chất lượng hàng hóa, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, tính năng kỹ thuật, tỷ lệ giữa thiết bị nhập ngoại và sản xuất gia công trong nước.
+ Khả năng lắp đặt thiết bị, phương tiện lắp đặt và năng lực cán bộ kỹ thuật
+ Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công.
+ Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết. - Khả năng cung cấp tài chính
- Các nội dung khác:
+ Điều kiện hợp đồng: mức độ đáp ứng các điều kiện hợp đồng nêu trong Hồ sơ mời thầu.
+ Thời gian thực hiện hợp đồng so với yêu cầu trong Hồ sơ mời thầu và cam kết hoàn thành hợp đồng của nhà thầu.
+ Mức độ liên doanh liên kết với nhà thầu Việt Nam, sử dụng thầu phụ Việt Nam đối với nhà thầu nước ngoài trong trường hợp đấu thầu quốc tế.
+ Chuyển giao công nghệ: khả năng chuyển giao công nghệ cho toàn bộ dự án hoặc từng phần của dự án.
+ Đào tạo: kế hoạch và nội dung đào tạo trong nước, ngoài nước cho cán bộ công nhân viên trực tiếp thực hiện và tiếp thu công việc.
+ Các nội dung khác nếu có.
Sử dụng thang điểm 100 hoặc 1000 để đánh giá đối với nội dung nêu trên vè mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn. Tùy theo tính chất từng gói thầu mà xác định tỷ trọng điểm và mức điểm yêu cầu tối thiểu đối với từng nội dung. Điểm tối thiểu của tất cả các nội dung trên theo quy định khong được thấp hơn 70% tổng só điểm, nghĩa là điểm tối thiểu có thể là 70,71,72,...80%...tùy theo tính chất của từng gói thầu
3. Tiêu chuẩn đưa về một mặt bằng để xác định đánh giá
Tiêu chuẩn đưa về một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Thời gian sử dụng công trình.
- Tiến độ, thời gian thực hiện gói thầu.
- Chi phí vận hành: tổn thất khi vận hành, tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế và các khoản chi phí vận hành khác nếu có.
- Chi phí bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn.
- Điều kiện thương mại (điều kiện thanh toán, bảo hành), điều kiện tài chính( lãi suất vay, các loại phí).
Từ những tiêu chuẩn trên nhà thầu không ngừng nâng cao sức cạnh tranh bằng cách nâng cao năng lực kinh nghiệm kỹ thuật, công nghệ bên cạnh đó cần phải có kỹ thuật đấu thầu để xác định cho mình một mức giá đủ thấp để có thể thắng thầu mà vẫn đảm bảo chất lượng, tiến độ và đảm bảo cho công ty có lợi nhuận
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ MỘT SỐ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY XÂY LẮP VẬT TƯ KỸ THUẬT THẦU CỦA CÔNG TY XÂY LẮP VẬT TƯ KỸ THUẬT I/ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XÂY LẮP VẬT TƯ KỸ THUẬT
1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập ngày 22 tháng 2 năm 1991. Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới, công ty đã sớm được tôi luyện trong cơ chế thị trường với bao thử thách khó khăn. Năm 2001 công ty vừa tròn 10 tuổi nhưng đã trở thành một công ty lớn, vững mạnh về mọi mặt. Trong sản xuất kinh doanh và trong thi công các công trình, công ty luôn đặt mục tiêu chất lượng sản phẩm lên hàng đầu vì vậy tất cả các công trình do công ty thi công trong các năm qua đều đạt chất lượng cao.
Vốn pháp định : 5.386.081.897,0 đồng
Tên giao dịch quốc tế :Technology Materials and Construction Company Tên viết tắt : TEMATCO
Điện thoại : 04-6330745 04-6330737 04-6330741 Fax : 04-6330737
2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY LẮP VẬT TƯ KỸ THUẬT XÂY LẮP VẬT TƯ KỸ THUẬT
Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
- Nhận thầu thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và nông thôn.
- Nhập khẩu các mặt hàng sắt thép, các loại đường ống thép và trang thiết bị nội ngoại thất để cung cấp cho các công trình xây dựng
- Kinh doanh chế biến mặt hàng chè, đường cefê, cao su, rượu bia, nước giải khát, các mặt hàng Nông, Lâm, Hải sản và hàng hóa khác.
- Nhập khẩu thiết bị, phụ tùng chế biến chè phục vụ lắp đặt tại các nhà máy chè. - Tư vấn đầu tư Xây lắp phát triển sản xuất kinh doanh chè.