. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch xuất khẩu sau mỗi một kỳ
3. Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến hiệu quả xuất quả
Trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu mà không thể không nhắc đến đó là tỷ giá hối
đoái. Tỷ giá hối đoái thay đổi liên tục bất thường, lúc lên lúc xuống làm cho doanh thu của các hợp đồng xuất khẩu cũng thay đổi theo có thể tăng huặc giảm tuỳ thuộc vào sự biến động của tỷ giá. Trong hoạt động xuất khẩu thì thời điểm ký kết hợp đồng và thời điểm thanh toán có thể không trùng nhau. Khi ký kết hợp đồng tỷ giá ở mức thấp nhưng đến khi thanh toán thì tỷ giá lại ở mức cao và ngược lại khi ký kết hợp đồng tỷ giá ở mức thấp nhưng đến khi thanh toán thì tỷ
giá lại ở mức thấp. Ở trường hợp 1 tỷ giá biến động có lợi cho nhà xuất khẩu, bất lợi cho nhà nhập khẩu. ở trường hợp 2 tỷ giá biến động có lợi cho nhà nhập khẩu, bất lợi cho nhà xuất khẩu.
Chính vì vậy mà nhiều khi doanh nghiệp đạt được lợi nhuận chưa chắc đã phải do lỗ lực chủ quan của doanh nghiệp mà đó là nhờ vào sự thay đổi tỷ giá một yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Do đó khi phân tích hiệu quả xuất khẩu công ty phải xem xét đến yếu tố tỷ giá để biết lợi nhuận xuất khẩu doanh nghiệp thu được là do xuất khẩu đem lại hay do chênh lệch tỷ giá đem lại. Về yếu tố tỷ giá thì phòng kế toán sẽ cung cấp số liệu chính xác bởi vì phòng có dùng một tài khoản riêng để theo dõi chênh lệch tỷ giá. Như vậy kế toán trưởng sẽ là người giúp giám đốc biết hiệu quả xuất khẩu là do sự phấn đấu của doanh nghiệp hay do chênh lệch tỷ giá.
Công ty có hợp đồng xuất khẩu chổi quét sơn như sau: doanh thu xuất khẩu 30.000 USD, chi phí xuất khẩu 26.000 USD. Lợi nhuận thu được từ hợp
đồng này là 4.000 USD.
Tỷ giá tại thời điểm ký kết hợp đồng là 1 USD = 15264 VNĐ
Lợi nhuận xuất khẩu tính theo VNĐ là 40.000 × 15.264 = 610.560.000 Nhưng khi bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng thì 1 USD = 15.284 VNĐ
Lợi nhuận xuất khẩu tại thời điểm thanh toán là 4.000 × 15.284 = 611.360.000
Chênh lệch lợi nhuận 800.000 VNĐ là do chênh lệch tỷ giá đem lại chứ
không phải do doanh nghiệp tạo ra.
Trường hợp trên là tỷ giá tăng lên ở thời điểm thanh toán nhưng cũng có những trường hợp tỷ giá giảm ở lúc thanh toán dẫn đến người xuất khẩu bị tổn thất về kinh tế chính vì vậy để giảm thiểu các rủi ro do những biến động về tỷ
giá gây ra, các doanh nghiệp xuất khẩu nên chọn những đồng tiền có sức mua ổn
định trên thị trường để làm tiền tệ thanh toán trong lúc ký kết hợp đồng.