- Thể hiện nổi bật nhiệm vụ chính trị kinh tế, xã hội của thành phố.
- Kết hợp khai thác các giá trị tích cực của địa hình, cảnh quan tự nhiên nhằm tạo được nhiều điểm nhấn có giá trị.
- Khai thác các giá trị lịch sử kiến trúc và văn hoá đặc trưng Hải Phòng vào bố cục không gian trung tâm thành phố.
- Thuận tiện và an toàn cho người sử dụng. b. Nội dung bố cục không gian trung tâm:
Cơ cấu tổng quát là bố cục trung tâm tuyến tính với các công trình chức năng được tổ chức trên một vùng đất cụ thể là:
- Khu trung tâm đô thị được bố trí ở vị trí trung tâm vùng đô thị nằm trên trục phố chính theo hướng Bắc - Nam với mặt cắt ngang đường kính 140m và hai trục đường đôi song song cách nhau 300m với mặt cắt ngang 70m và một trục dọc theo hướng Đông - Tây với mặt cắt ngang 120m.
- Phía trước toà thị chính thành phố là quảng trường trung tâm, xung quanh là các công trình hành chính chính trị như Thành uỷ, UBND Thành phố, các cơ quan của Đảng, đoàn thể, xã hội, an ninh, tư pháp, các cơ quan cấp sở và trung ương…
- Khu trung tâm dịch vụ thương mại, ngân hàng, tín dụng, các siêu thị nhà hàng, khách sạn với các công trình cao tầng dọc trục chính Bắc - Nam và trục chính Đông - Tây.
- Khu vực giáp sông Cấm là các công trình văn hoá, TDTT kết hợp với cây xanh hồ nước công viên. Ven sông là bến tàu du lịch và các công trình văn hoá, tạo cảnh quan ven sông.
- Hai tháp đôi cao tầng nằm trên trục chính tạo một cổng không gian ảo hướng vào khu trung tâm và hình thành nên hai điểm nhấn trên trục này.
- Các khu ở chung cư cao tầng được bố trí kết hợp với khu trung tâm tạo thành những điểm nhấn về không gian với các dạng nhà ở tháp > 15 tầng hợp khối.
- Hệ thống trung tâm các đơn vị ở được bố trí theo dạng tuyến trải dọc trục đường liên khu ở từ Tây sang Đông nối liền với khu du lịch dịch vụ tổng hợp. Hai bên là những khu ở xây dựng mới và các làng dân cư hiện có được đô thị hoá.
- Đại lộ trung tâm đô thị được tổ chức có dải phân cách giao thông kết hợp cây xanh, hồ nước nối liền quảng trường trung tâm cấp thành phố và cấp quận.
- Nối giữa khu Nam sông Cấm và Bắc sông Cấm sẽ hình thành 2 cầu qua sông Cấm: Cầu Bính 1, cầu Bính 2 và một tuynel đi Đình Vũ - Vũ Yên.
- Nhà ga hành khách (đường sắt) được bố trí phía bắc khu đô thị kết hợp với khu bến xe ô tô đối ngoại và khu kho tàng của đô thị tạo nên đầu mối giao thông sắt bộ hoàn chỉnh.
- Tổ chức giao thông đường phố với các thiết bị giao thông, ánh sáng, cây xanh, hồ nước, đài phun nước… tạo thành một tổng thể mang tính nghệ thuật cho cảnh quan môi trường thành phố.
- Đường thuỷ: Tạo các bến du thuyền tàu du lịch loại nhỏ kết hợp cảng khách du lịch Bến Bính tạo điều kiện du lịch đường thuỷ thuận tiện. Có thể phát triển loại hình du lịch bằng thuyền buồm (kết hợp xuồng máy tạo cảnh quan sông Cấm…)
3.5.2. Các công trình kiến trúc:
- Trụ sở cơ quan hành chính, văn phòng đại diện, nhà ga, bến xe… nên hợp khối mái dốc, hành lang thoáng tạo bộ mặt phố chính. Không gian tầng trệt thoáng rộng có cây xanh hài hoà với không gian đường phố…
- Các công trình dịch vụ công cộng, thương mại, văn hoá, thể thao… xây dựng quy mô lớn tạo khối nhấn cho quần thể, tỷ lệ đất cho giao thông tĩnh cao.
- Đặc biệt giải pháp kiến trúc cho các nút giao thông; giải cây xanh cách ly; các điểm nhìn; bề nhìn trên tuyến phố trung tâm cần xử lý nghiên cứu kỹ qua một dự án đặc thù về không gian kiến trúc.
3.5.3. Các không gian phụ trợ. Bao gồm: Bao gồm:
+ Hệ thống chiếu sáng đường, quảng trường sân bãi.
+ Các sân bãi để xe, đón khách, đi bộ, nghỉ dạo… hài hoà với kiến trúc phong cảnh của cây xanh bể nước thảm cỏ, vườn hoa, đài phun…
+ Các kiến trúc tượng đài, quảng cáo tại các điểm nhấn.
+ Sau khi hoạch định lộ giới xây dựng cho trồng ngay cây bóng mát trên trục đường, cây xanh trong các công viên.
Mô hình đô thị vườn, sinh thái du lịch là không gian đô thị của một môi trường sống bền vững, hiện đại kết hợp với sắc thái riêng của Hải phòng.
3.6. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 3.6.1. Quy hoạch giao thông: 3.6.1. Quy hoạch giao thông:
a. Giao thông đối ngoại.
a.1. Giao thông đường sắt:
Tuyến đường sắt cụt được dẫn từ ga Cam Lộ vượt sông Cấm qua ga khách Tân Dương tới ga cụt Minh Đức.
- Chiều dài: L = 9000m.
- Lộ giới: B = 20 m (trong đó có 1600m đi trên cao). a.2. Giao thông đường thuỷ:
Các tuyến chính: - Hải Phòng - Hà Nội. - Hải Phòng - Quảng Ninh. - Hải Phòng - Cát Bà. b. Giao thông đô thị:
Mạng lưới giao thông đô thị được bố trí theo sơ đồ hỗn hợp gồm các đường hướng tâm và các đường vành đai đô thị:
- Tuyến hướng tâm số 1: Từ Cầu Bính 1 qua Tân Dương và hướng đi đường quốc lộ 10 có chiều dài L = 3180m; lộ giới B = 50.5m. Gồm 2 làn đường, mỗi làn 11.25m chứa 3 làn xe cơ giới, vỉa hè 2 bên 7,5 mx 2, 2 làn đi bộ rộng 3m, giải phân cách giữa 3m. Trong định hướng tuyến đường này thiết kế đi trên cao, song trong thời gian khoảng gần 10 năm trước mắt, ban quản lý các dự án cầu Hải phòng có cung cấp thông tin về tuyến này được thực hiện cùng cốt giao thông đô thị, do đó chúng tôi kiến nghị với thành phố thực hiện tuyến này trước mắt là giao thông cùng cốt, sau này dự án đường trên cao thực hiện sẽ trùng với tuyến này, nút giao với trục trung tâm Đông - Tây 120m sẽ thực hiện làm giao khác cốt.
- Tuyến hướng tâm số 3: Từ khu trung tâm qua cầu Bính 2 hướng tới sân bay Cát Bi với chiều dài L = 3360m, lộ giới B = 45m gồm 2 làn đường, mỗi làn 7,5m, 4 làn xe cơ giới, giải phân cách 10m vỉa hè 2 bên rộng 10m x 2.
- Trục trung tâm Bắc Nam nhịp 1 từ sông Cấm hướng thẳng tới nút giao vòng cung không gian mở của trung tâm hành chính chính trị, với một tuyến
chính rộng 140m, chiều dài L = 180m, lộ giới B = 140m, hai làn đường rộng 16,5m, có 4 làn xe cơ giới, vỉa hè 15mx2, giải phân cách 70m.
- Hai trục Bắc Nam tạo lập lõi trung tâm, song song cách nhau 300m, mặt cắt ngang 70m, giao thoa bằng hai nút vùng cung, chiều dài mỗi tuyến L = 3350m, lộ giới B = 70m, hai làn đường mỗi làn 12,25m, mỗi làn chứa 6 làn xe cơ giới, vỉa hè 2 bên 10 m x 2, giải phân cách 25,5m.
- Trục trung tâm Bắc Nam nhịp 2 từ cánh cung không gian đóng của khu hành chính chính trị đi ra quảng trường ga Minh Đức, chiều dài L = 700m, lộ giới 180m, hai làn đường rộng 16,5m, có 4 làn xe cơ giới, vỉa hè 15m x 2, giải phân cách 110m.
- Đường vành đai Bắc đô thị song song với tuyến đường sắt, cách ly với đường sắt 120m, chạy giới hạn đô thị hướng từ Tây sang Đông với tổng chiều dài L = 7500m, lộ giới B = 45m, gồm 2 làn đường rộng 7,5m, có 4 làn xe cơ giới, xe thô sơ, giải phân cách 10m và 2 bên vỉa hè rộng 10m x 2.
- Đường vành đai bờ sông Cấm 1 chạy theo cận dưới của đô thị, tiếp giáp với bờ sông Cấm từ đoạn đầu cầu Bính 1 đến ngã 3 sông Ruột Lợn thì chạy cánh cung dọc lên nối với đường vành đai Bắc, tổng chiều dài L = 6600m, lộ giới B = 45m, gồm 2 làn đường rộng 7,5m, có 4 làn xe cơ giới, xe thô sơ, giải phân cách 10m và 2 bên vỉa hè rộng 10m x 2.
- Đường vành đai bờ sông Cấm nói 2 từ 2 điểm giao của trục trung tâm Bắc - Nam nhịp 1, men theo bờ sông Cấm đến vùng tâm của khu đất ngã ba sông, chia làm hai nhánh, một đi về điểm nhấn của trung tâm thương mại quốc tế, một đi về đại lộ trung tâm Đông - Tây, tổng chiều dài L = 2300, lộ giới 32m, hai làn đường mỗi làn 7,5m, với 4 làn xe cơ giới, hai bên vỉa hè 5mx2, giải phân cách 7m.
Giao nhau giữa tuyến đường vành đai và các đường hướng tâm là hệ thống giao khác mức với hệ thống cầu dây văng, cầu cảng, tuynel… làm tăng thêm vẻ đẹp đô thị và đảm bảo giao thông.
Đề xuất thành phố cho xây dựng một tuyến giao thông tuynen nối với khu vực quảng trường chính của Đảo Vũ Yên đi vào khu làng văn hoá Việt Nam. Tuyến Tuynen này sẽ nối sang khu đô thị Hải Phòng và nối về đường Quốc lộ 5
đi các tỉnh. Tuyến này sẽ nâng cao khả năng đối ngoại cho giao thông của khu đảo du lịch Vũ Yên nói riêng và khu đô thị Bắc sông Cấm nói chung.
c) Ngoài hệ thống hướng tâm là các hệ thống đường nội bộ đô thị thuộc mạng lưới đường ô vuông mạng lưới đường ô vuông
- Tuyến nội bộ trung tâm bờ Bắc của đại lộ trung tâm gồm hai trục đường xuyên suốt khu đô thị đi theo hướng Tây sang Đông từ đầy đường 10 tới gặp nhau tại nút cầu Vũ Yên 2, có tổng chiều dài L = 13.000m với mặt cắt lộ giới B = 32m, hai làn đường mỗi làn 7,5m với 4 làn xe cơ giới, hai bên vỉa hè 5 m x 2, giải phân cách 7m.
- Tuyến nội bộ trung tâm bờ Nam của đại lộ trung tâm gồm hai trục ngang và hai trục chéo cắt qua đường vành đai bờ sông Cấm 1, tổng chiều dài L = 5500m, với mặt cắt lộ giới B = 32m, hai làn đường mỗi làn 7,5m với 4 làn xe cơ giới, hai bên vỉa hè 5m x 2, giải phân cách 7m.
- Tuyến giao thông chính đảo Vũ Yên tương đối dày về mật độ, với các tuyến vành đai chạy bao bọc khu đảo, khu phố chợ thương mại và khu làng văn hoá Việt Nam, thông thẳng ra đường vành đai đô thị đi khu Công nghiệp Bến Rừng và đi tuynel Đình Vũ, tổng chiều dài L = 20.200m, lộ giới b = 32m, hai làn đường mỗi làn 7,5m với 4 làn xe cơ giới, hai bên vỉa hè 5m x 2, giải phân cách 7m.
- Các đường nhánh hướng tâm trên đảo Vũ Yên tập trung về hai nút quảng trường giao thông của khu Việt Nam "Nhân sinh bách nghệ" và khu "Làng văn hoá Việt Nam", có lộ giới B = 13,5m với 2 làn xe cơ giới, vỉa hè hai bên 3m x 2.
d) Nút giao thông:
Hệ thống nút giao thông gồm các nút giao thông cưỡng bức, các nút giao thông khác cốt:
- Nút cầu Bính
- Nút cầu Bính với 1 đường sắt - Nút cầu Bính 2
- Nút giao thông đường sắt - Nút tự điều khiển
e) Hệ thống giao thông tĩnh:
* Gồm: 1 bến xe liên tỉnh, 8 bãi đỗ xe, với diện tích S = 27ha f) Hệ thống giao thông công cộng:
Hệ thống giao thông công cộng áp dụng cho đô thị là hệ thống xe Buyt nội đô bao gồm những tuyến chính liên kết các khu chức năng chính của đô thị như:
- Tuyến 1: Nối khu trung tâm hành chính chính trị với khu đô thị Hải Phòng bên bờ Nam sông Cấm, hướng chạy chủ yếu qua hai cầu Bính 1 và 2, tới gặp đại lộ trung tâm thì toả lên theo hai đường trục Bắc - Nam về ga đường sắt và đi tới bến xe khách liên tỉnh thì tuần hoàn quay về khu đô thị cũ.
- Tuyến 2: Nối khu đô thị cũ với dải thương mại dịch vụ tổng hợp, nút giao qua cầu Vũ Yên, theo đường trục Bắc Nam tại nút này đi qua khu công nghệ cao, khu đại học quốc tế tới đường vành đai trên cùng, về bến xe khách liên tỉnh, sau đó tuần hoàn quay về đô thị cũ.
- Tuyến 3: Đi từ bến xe khách liên tỉnh về khu trung tâm gặp đại lộ Đông - Tây 120m, đi về cầu Vũ Yên, qua khu phố chợ và khu quảng trưởng, rẽ lên theo đường bao của làng Việt Nam thu nhỏ, hướng ra đường vành đai đi tuynel Đình Vũ và đi sang khu đô thị cũ, sau đó quay lại lộ trình về bến xe liên tỉnh.
- Tuyến 4: Đi từ bến xe khách liên tỉnh về khu trung tâm gặp đại lộ Đông - Tây 120m, đi về cầu Vũ Yên, qua khu phố chợ và khu quảng trường, rẽ theo đường bao ven sông đi về khu lâu đài cổ, quay xe lại theo lộ trình cũ về bến xe liên tỉnh.
- Tuyến 5: Từ bến xe liên tỉnh đi theo đường Bắc Nam nội đô cắt qua đại lộ trung tâm Đông Tây đi về khu Thương mại quốc tế, sau đó quay xe đi theo vành đai ven sông Cấm, đi theo trục trung tâm Bắc Nam về ga đường sắt và đi về bến xe khách liên tỉnh. Tổng toàn khu đô thị và khu du lịch nghỉ dưỡng đảo Vũ Yên có 263 điểm dừng đỗ xe buýt.
g. Đánh giá chung:
Trong tương lai, khi toàn bộ khu đô thị mới được hình thành sẽ tận dụng khai thác được toàn bộ lợi thế của các tuyến giao thông đường sắt, đường thuỷ cùng với các tuyến giao thông đối ngoại nối liền với khu vực và với cảng hàng không Cát Bi, đặc biệt đối với việc vận chuyển hành khách du lịch và lưu thông
hàng hoá tới đảo du lịch Vũ Yên và các khu trung tâm thương mại tập trung tại khu đô thị mới.
3.6.2 Quy hoạch san nền:
a. Giải pháp thiết kế:
Thiết kế san nền theo nguyen tắc san tạo mặt bằng để xây dựng hoàn chỉnh các tuyến đường và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi kèm theo đường giao thông như: cấp thoát nước, cấp điện, bãi đỗ xe… Đối với các lô đất, san sơ bộ để lấy mặt bằng xây dựng. Khi xây dựng các cộng trình trong lô, tuỳ thuộc vào thiết kế chi tiết các công trình bên trong sẽ san gạt tiếp để phù hợp với yêu cầu sử dụng và đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài.
- Cơ sở cao độ khống chế: tuân theo cao độ khống chế quy hoạch san nền khu vực và cao độ quy hoạch tại các tim đường. Cao độ thiết kế san nền trung bình cho toàn bộ dự án là 3,0 m tương đương với hệ cao độ nhà nước, nếu tính theo hệ cao độ Hải Phòng hiện tại sử dụng là 4,989m.
- Hướng dốc thoát nước: từ các tiểu khu dốc về các trục đường chính, sử dụng hệ thống thoát nước đô thị đưa nước về trạm xử lý nước thải.
- Phương pháp thiết kế: sử dụng phương pháp đường đồng mức thiết kế, bước chênh cao đường đồng mức là 0,05m: độ dốc trung bình giữa 2 đường đồng mức là 0,4%.
b. Giải pháp san lấp:
- Đối với các lô đất, tiến hành đắp nền theo từng lớp đến cốt thiết kế với độ chặt yêu cầu là K=0,9. Khi xây dựng các công trình bên trong sẽ xử lý nền móng tiếp để phù hợp theo quy mô cụ thể của công trình.
- Để đảm bảo ý đồ quy hoạch: không tiến hành san lấp đối với khu bảo tồn sinh thái, khu vực dân cư hiện có được giữ lại nhằm mục đích chỉnh trang.
3.6.3 Hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống thu gom và thoát nước mưa, nước thải: mưa, nước thải: