- Lưu đồ thuật toán mã hóa Huffman:
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Với phần mô phỏng thuật toán nén dữ liệu với mã Shannon-Fano và Huffman, em đã phần nào đúc kết được ưu và nhược điểm của 2 thuật toán này qua việc so sánh thuật toán và tỉ lệ nén của nó. Em cũng đã tìm hiểu, thống kê được một số thuật toán nén khác với các dữ liệu khác nhau như file văn bản, file audio và video...Sau đây là những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế của đề tài này:
Những mặt đã làm được :
- Mô phỏng thành công 2 loại mã nén Shannon-Fano và Huffman bằng chương trình C.
- Đưa ra được tỉ lệ nén của từng loại, so sánh 2 mã nén này và đưa ra được kết luận.
- Tìm hiểu, nghiên cứu các thuật toán nén khác.
- Nén thành công với những file text có kích thước lớn. Những mặt còn hạn chế :
- Chưa thực hiện được nén dữ liệu lớn hơn 8 bits như mã tiếng Việt (có dấu) hoặc các ký tự đặc biệt.
- Chưa thực hiện nén được với các file dữ liệu khác ngoài file text.
- Chưa thực hiện được việc so sánh một cách tổng quát và trực quan của tất cả các loại mã nén hiện nay, dẫn đến việc chưa đua ra được kết luận loại mã nén nào là tối ưu, mã nén nào là thông dụng nhất hiện nay.
- Chưa thực hiện được việc nén các loại dữ liệu khác như nén folder… Hướng phát triển của đề tài:
Trong thời gian thực hiện đồ án theo quy định, em đã thực hiện được các công việc như đã nêu ở các phần trên. Một số nội dung trong phần hạn chế em sẽ tiếp tục hoàn thành trong thời gian tới như nén dữ liệu với nhiều dạng file khác, nén dữ liệu với
folder và nghiên cứu, cải tiến thuật toán nén nhanh hơn, có giao diện đẹp mắt hơn và dễ sử dụng vào thực tế hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[2] Giáo trình lý thuyết mã – Nguyễn Lê Anh, Nguyễn Văn Xuất, Phạm Thế Long – Trường ĐHDL Đông Đô – 1997
[3] The Data Compression Book 2nd edition - Mark Nelson and Jean-loup Gailly
[4]. Ngôn ngữ lập trình C - Quách Tuấn Ngọc.
[5]. Ngôn ngữ lập trình C++ - Nhóm Ngọc Anh Thư Press
[6]. Giáo trình Multimedia – GV Nguyễn Duy Nhất Viễn (Lưu hành nội bộ)