2. Giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện AFTA
2.1.2. Hỗ trợ những ngành có tiềm năng phát triển và chịu sức ép của AFTA
phủ không có những cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực này thì sẽ cónguy cơ luồng FDI chuyển sang các nước khác trong ASEAN. Kinh nghiệm này ở trong nước thời gian qua đã cho một kiểm chứng rất rõ ràng. Khi mà thị trường trong nước là thống nhất với các doanh nghiệp ở tất cả các tỉnh thành thì địa phong nào trải thảm đỏ cho các nhà đầu tư, địa phương nào đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư thì địa phương đó sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn. Từ thực tế trong nước cũng sẽ thấy ngay khi hội nhập AFTA thì vấn đề môi trường luật pháp và thủ tục hành chính là quan trọng đến mức nào.
Thứ hai, việc cải cách thủ tục hành chính và môi trường luật pháp cũng là một điều kiện cần thiết chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế - thương mại trong khu vực, nhằm tạo ra sự đồng nhất và thuận lợi cho các nhà doanh nghiệp Việt Nam cũng như các nhà doanh nghiệp đến từ ASEAN. Trên cơ sở đó, sẽ tăng cường và củng cố thêm các quan hệ thương mại và đầu tư nội bộ ASEAN, phát huy những điểm mạnh về tính thống nhất trong cùng một khu vực mậu dịch tự do.
2.1.2. Hỗ trợ những ngành có tiềm năng phát triển và chịu sức ép của AFTA AFTA
Theo phân tích trong những nội dung trên, Việt Nam sẽ có một số ngành mà lợi thế so sánh hiện ẫn chỉ ở dạng tiềm năng, song khi thực thi AFTA thì sẽ có nguy cơ chuyển sang các nước khác trong ASEAN theo sơ đồ chuyên môn hóa sản xuất trong khu vực dưới tác động của AFTA. Đặc biệt Việt Nam phải hết sức chú trọng tới một số ngành mà hiện Chính phủ đang rất mong muốn phát triển trong chương trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước như một số ngành: điện tử tin học; thép; ngành cơ khí… Những ngành này, nếu Chính phủ không có những giải pháp hỗ trợ tích cực và hiệu quả thì sẽ rất khó có thê thu hút thêm FDI để phát triển. Bởi thời gian được bảo hộ của những ngànhnày không còn nhiều. Lợi thế duy nhất của Việt Nam trong những ngành này hiện nay dường như vẫn chỉ là lực lượng lao động rồi rào, rẻ và tiếp thu nhanh công nghệ mới. Song các nước trong khu vực, đặc biệt
là ASEAN 4 đã đi trước Việt Nam trong những ngành này và hiện nay họ đang có ưu thế về tài chính, khả năng quản lý, và đặc biệt là công nghệ sản xuất.
Ví dụ: trong ngành điện tử tin học, hiện Việt Nam chủ yếu là thực hiện các công đoạn lắp ráp. Trong khi đó, các nước ASEAN 4 đã tiến hành sản xuất được khá nhiều linh kiện cho ngành này. Như vậy, rõ ràng là họ có ưu thế hơn Việt Nam trong việc hướng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sang nước họ để tiếp tục đẩy mạnh sản xuất linh kiện tiến tới sản xuất toàn bộ các sản phẩm này tại đất nước họ. Và nếu điều kiện này thực sự xảy ra thì Việt Nam kể như đã mất cơ hội để phát triển toàn diện một ngành sản xuất quan trọng đối với đất nước không chỉ về mặt hiệu quả kinh tế mà ngành này đem lại, mà còn là những vấn đề về công nghệ, an ninh,… Cũng với những lập luận như vậy, thì e rằng Việt Nam nếu cố gắng như hiện nay, may ra cũng chỉ được tiếp tục thực hiện các công việc lắp ráp sản phẩm.
Bởi vậy, ngay từ bây giờ, Chính phủ cần nhanh chóng có những giai pháp mạnh mẽ hơn nữa nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào việc xây dựng những cơ sở ban đầu cho những ngành này, đồng thời biến nhưng lợi thế tiềm năng thành hiện thực để có thể tiếp tục thu hút FDI vào những ngành này ngay cả sau khi đã kết thúc lịch trình thực hiện CEPT. Muốn vậy, cần thiết phải huy động nỗ lực của nhiều ngành, nhiều cấp để cùng hỗ trợ về chính sách, tài chính, tổ chức và cả việc xúc tiến đầu tư, … để nhanh chóng phát triển những ngành mà nguy cơ Việt Nam sẽ để mất trong sơ đồ phân bổ sản xuất trong khu vực các nước ASEAN.
Đối với một số ngành sản xuát sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao, giá rẻ, Việt Nam có thể tính tới những chính sách mạnh dạn trong việc khuyến khích các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư sang Việt Nam. Bởi hiện nay Trung Quốc đang rất có lợi thế trong việc sản xuất những sản phẩm này. Mặt khác, xét về mặt địa lý, giao thông, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một trung tâm sản xuất mang tính “bàn đạp” để các nhà đầu tư Trung Quốc thâm nhập thị trường ASEAN khi mà quá trình tự do hóa thương mại ASEAN – Trung Quốc còn có một đội trễ nhất định so với AFTA. Tuy nhiên, để chớp được thời cơ thì vấn đề là các chính sách phải được thực hiện nhanh và thật mạnh dạn. Bởi một số nước ASEAN phát triển hơn đang có xu hướng đẩy nhanh quá trình tự do hóa thương mại với việc thực hiện mở cửa thị trường theo các hiệp định song phương bên cạnh các hiệp định đa phương – thường
có thời gian và tốc độ mở cửa chậm hơn. Trên thực tế thì Việt Nam vì là nước kém phát triển trong khối nên hay đòi hỏi thời gian mở cửa thị trường chậm hơn các nước khác. Và nếu như các hiệp định song phương hay đa phương hẹp (ASEAN + Trung Quốc) được thực hiện trước thì Việt Nam sẽ mất cơ hội thu hút FDI phục vụ cho việc tăng cường phát triển những ngành sản xuất phù hợp với chiến lược công nghiệp hóa của đất nước.