Các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và đô thị số 18” pptx (Trang 25 - 30)

IV/ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN.

2.Các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận:

Thông qua vai trò của lợi nhuận, chúng ta thấy lợi nhuận có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với toàn xã hội. Chính vì vậy, phấn đấu tăng lợi nhuận trên cơ sở phân tích kỹ các nhân tố ảnh hưởng tới nó đang là vấn đềđược mỗi doanh nghiệp đặt lên hàng đầu.

2.1. Tăng số lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm tiến tới tăng doanh

thu:

Đây là một phương hướng quan trọng để tăng thêm lợi nhuận cho các

đơn vị sản xuất kinh doanh. Nếu như các điều kiện khác không có gì thay đổi thì khối lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Đầu tư theo chiều rộng như mở rộng qui mô sản xuất, xây dựng thêm nhiều phân xưởng, kho tàng, tuyển thêm nhiều lao

động...cũng đồng nghĩa với việc tăng số lượng sản phẩm. Nhưng tăng số

lượng sản phẩm chưa chắc đã làm tăng doanh thu bởi số lượng phải đi kèm với chất lượng. Vì vậy, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều phấn đấu. Bên cạnh việc đầu tư theo chiều

rộng các doanh nghiệp cũng cần phải mạnh dạn hơn nữa trong việc đầu tư

theo chiều sâu như trang bị thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất hay đào tạo cán bộ công nhân viên có trình độ để theo kịp với sự phát triển chung.

Nếu làm được điều đó thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ không những

được người tiêu dùng chấp nhận mà còn làm cho doanh thu cũng như lợi nhuận tăng một cách đáng kể.

2.2. Giảm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm:

Giảm chi phí là biện pháp cơ bản để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp và cũng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể hạ thấp giá thành sản phẩm giúp cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, các đơn vị cần phải thực hiện tốt các biện pháp sau để có thể tiết kiệm chi phí cả về lao động sống lẫn lao động vật hoá:

+ Tăng năng suất lao động sao cho số sản phẩm sản xuất ra trong một

đơn vị thời gian tăng lên hoặc thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị

sản phẩm giảm. Và để làm tốt được điều đó thì doanh nghiệp cần phải chịu khó đầu tư, đổi mới máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh; áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến tạo tiền đề

làm thay đổi căn bản điều kiện sản xuất. Ngoài ra, cần phải biết sử dụng hết công suất của máy móc nhằm giảm chi phí khấu hao trên một đơn vị sản phẩm. Nâng cao tay nghề và ý thức trách nhiệm của người lao động cũng là một giải pháp giúp tăng năng suất lao động. Bởi nếu người lao động có trình

độ cao đồng thời được bố trí đúng ngành, đúng nghề thì họ sẽ phát huy hết khả năng của mình giúp đẩy nhanh tốc độ sản xuất. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng phải biết gắn bó họ với công việc, với doanh nghiệp; kích thích lòng say mê làm việc ở họ..thông qua tiền lương, tiền thưởng hay những sự

+ Cần hạn chế đến mức thấp nhất các khoản chi phí không cần thiết. + Cần phải biết tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất. Bởi chi phí cho chúng thường chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm nên nếu tiết kiệm được chi phí này ta sẽ góp phần làm hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy, ngay từ trước khi sản xuất doanh nghiệp phải lập kế hoạch chi tiết về nguyên vật liệu để tránh tình trạng ứ đọng hoặc thiếu trong quá trình sản xuất. Nên nhất thiết phải tổ chức tốt công tác cung ứng vật tư đảm bảo phù hợp với kế hoạch sản xuất đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng sử dụng lãng phí nguyên vật liệu..

+ Đẩy nhanh mức lưu chuyển nhằm giảm tỷ suất chi phí. + Tinh giảm biên chế và giảm thiểu các khâu trung gian.

+ Phải biết lập dự toán chi phí theo từng kỳ nhất định căn cứ vào kế

hoạch đã vạch ra để tránh tình trạng chi phí bị sử dụng một cách không có hiệu quả.

2.3. Tăng cường công tác quản lý tài chính:

Nói đến lợi nhuận không thể không nhắc đến bộ máy quản lý tài chính nên muốn nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp cần phải tăng cường công tác quản lý tài chính chặt chẽ ở tất cả các khâu trong mọi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm:

2.3.1. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn.

Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều đòi hỏi có vốn - một tiền đề vật chất không thể thiếu được trong sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị

trường thì sử dụng vốn có hiệu quả chính là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp

đều hướng tới. Một khi qui mô sản xuất kinh doanh ngày càng lớn mạnh thì lượng vốn mà doanh nghiệp cần phải có ngày càng nhiều. Nó là điều kiện để

nó quyết định tới hiệu quả kinh doanh, chỗđứng, vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Bởi vậy, huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả chính là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể khai thác gồm: vốn trong liên doanh, liên kết; vốn trong thanh toán; vốn tín dụng; vốn từ thị trường tài chính hoặc nguồn vốn huy

động từ chính cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp..Tuy nhiên, cần phải

đảm bảo giữ vững chữ tín trong công tác huy động vốn có thế doanh nghiệp mới có thể tranh thủ được sự giúp đỡ của các đơn vị bạn, của ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc huy động vốn đã khó nhưng việc sử dụng đồng vốn đó sao cho có hiệu quả nhất mới là việc khó khăn hơn nhiều. Bởi vốn cũng như mọi thứ

khác muốn có quyền sử dụng nó ta phải bỏ ra chi phí, nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không có hiệu quả thì cũng đồng nghĩa với việc ta đã sử dụng lãng phí chi phí, làm giảm lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu về. Điều này đòi hỏi các đơn vị phải tận dụng nguồn vốn sao cho chi phí bỏ ra đểđược sử dụng vốn là thấp nhất nhưng hiệu quảđem về lại là cao nhất:

+ Lên kế hoạch rõ ràng cho việc huy động và sử dụng vốn tránh tình trạng vốn vềđến doanh nghiệp mà chưa biết sử dụng vào việc gì.

+ Xác định rõ chi phí và lợi ích thu được từ việc huy động và sử dụng vốn.

+ Xác định rõ lượng vốn cần huy động một cách chính xác để tiết kiệm chi phí sử dụng vốn.

+ Sử dụng một cách tiết kiệm, tránh lãng phí thất thoát vốn. + Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi bắt tay vào hoạt động đều phải vạch ra cho mình một phương án sản xuất kinh doanh hợp lý. Hợp lý có nghĩa là nó phải tận dụng được mọi điều kiện, mọi nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp, chi phí bỏ ra cho phương án phải là min trong khi hiệu quả thu về phải là max.

Điều này cũng giúp đóng góp những viên gạch xây nên móng vững chắc cho doanh nghiệp trên thị trường. Để xây dựng phương án kinh doanh có hiệu quả doanh nghiệp cần phải xác định được vị trí của mình trên thương trường, cũng như xác định những thuận lợi khó khăn của doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp phải xác định được đối thủ cạnh tranh của mìnhlà ai, đối tượng cần phục vụ là ai..Tất cả mọi điều này đều có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

2.3.3. Phân phối và sử dụng lợi nhuận một cách hợp lý.

Đây cũng là một công việc khó trong suốt quá trình hoạt đông của doanh nghiệp. Lợi nhuận là khoản thu được về sau mỗi một quá trình sản xuất kinh doanh; có lợi nhuận doanh nghiệp sẽ có điều kiện tái sản xuất mở rộng qui mô, có điều kiện nâng cao đời sống người lao động và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.. Cho nên, việc phân phối và sử dụng lợi nhuận cần phải dựa trên nguyên tắc sau:

- Doanh nghiệp cần phải giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao đông.

- Doanh nghiệp cũng phải dành một phần thích đáng lợi nhuận để lại để

giải quyết các nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị mình cũng như

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và đô thị số 18” pptx (Trang 25 - 30)