KINH TẾ QUỐC DÂN.
1. Đặc điểm
Thủ công mỹ nghệ là mặt hàng thuộc các làng nghề truyền thống nên
thường chứa đựng trong nó những yếu tố văn hoá đặc sắc của từng dân tộc. Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng thể hiện qua sắc thái của mỗi sản phẩm, chính điều này tạo nên sự độc đáo, khác biệt giữa các sản phẩm thủ
TMQT41C
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ thường mang tính thẩm mỹ cao nhờ nét
tinh xảo và độc đáo thể hiện qua kiểu dáng, hoa văn, đường nét trên mỗi
sản phẩm. Chúng được tạo ra nhờ sự khéo léo của những người thợ thủ
công sản xuất bằng tay là chủ yếu nên sản phẩm này rất phong phú về mẫu
mã, kiểu dáng song chất lượng thường không đồng đều, khó tiêu chuẩn
hoá.
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam đã xuất hiện từ rất lâu tại nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam. Cùng với sự mở rộng giao lưu văn hoá, kinh tế với
các nước trên thế giới, mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có
mặt trên nhiều nước Châu Âu, Châu Á, Nam Mỹ, Châu Úc,... và đã khẳng
định được chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
2. Vai trò của hàng thủ công mỹ nghệ trong nền kinh tế quốc dân:
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hàng năm đã đem về cho đất nước
một lượng ngoại tệ lớn và không ngừng tăng lên qua các năm. Kim ngạch
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam năm 1999 mới chỉ là 111
triệu USD, đến năm 2000 đã tang lên 237 triệu USD, năm 2002 đạt 300
triệu USD. Theo dự đoán của các chuyên gia thì kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng này sẽ tiếp tục tăng lên 500 triệu trong các năm tới. Đặc biệt đây là 1 trong 10 mặt hàng xuất khẩu đem lại cho đất nước nhiều ngoại tệ nhất, trên cả hạt tiêu và hạt điều.
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đem lại một lượng lớn công ăn việc làm, giải quyết tình trạng dư thừa lao động nhất là lao động nông thôn, giúp
nông dân có thêm thu nhập nâng cao đời sống.
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ góp phần đẩy mạnh giao lưu văn
hoá giữa Việt Nam và thế giới. Ngoài ra việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng
này trong mấy năm gần đây đã khôi phục các làng nghề truyền thống góp
TMQT41C
Như vậy phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không chỉđem lại lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa văn hoá, xã hội to lớn. Vì vậy cần phải có những biện pháp phù hợp nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh của mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong những năm tới.
TMQT41C
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY
XUẤT NHẬP KHẨU BAROTEX