II. Thực trạng về chiến lược sản phẩm của công ty Sơn Hải Phòng.
2. Giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm của công ty
2.1. Hoàn thiện về dịch vụ đi kèm.
- Khảo sát sâu sắc hơn tình trạng của đối tượng làm sao để cho khách hàng có thể tiết kiệm được hay có thể tận dụng được một chút nào đó nhằm tránh chi phí cho việc sơn.
- Việc ước tính chi phí phải có độ chính xác cao sao cho tránh được cảm giác của khách hàng là ước tính của công ty quá cao so với thực trạng của đối tượng
- Trong quá trình giám sát thi công, nhân viên của công ty phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao sao cho chất lượng thu được của công trình với chất lượng cao nhất.
- Tư vấn cho khách hàng sản phẩm sơn phù hợp với đối tượng sơn và điều kiện chi trả của khách hàng.
2.2. Hoàn thiện về danh mục sản phẩm.
Công ty phải tiếp tục bổ xung thêm những sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm của công ty, nhất là chiều sâu của danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu lựa chọn của khách hàng với cùng một mục đích sử dụng. Để làm được điều này công ty phải:
- Nghiên cứu thêm nhu cầu của khách hàng bằng cách tìm hiểu xem khách hàng đã thoả mãn với sản phẩm hiện nay của công ty chưa.
- Tìm hiểu về chủng loại của đối thủ cạnh tranh xem các công ty này đã đưa ra được những mặt hàng mới nào chưa.
- Đội ngũ nghiên cứu của công ty phải tích cực học hỏi nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo ra những mẫu sơn mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
2.3. Hoàn thiện về bao bì của sản phẩm và nhãn mác của sản phẩm.
- Đối với bao bì, công ty phải tìm cách tìm ra những nhà sản xuất mới tạo ra những mẫu bao bì có chất lượng ngày càng tốt hơn, giá thành rẻ hơn để tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá và hỗ trợ cho việc bảo quản cũng như trong quá trình sử dụng nhằm hỗ trợ cho chất lượng sản phẩm của công ty.
- Việc kết hợp hài hoà giữa bao bì và trình bày các hình ảnh, hoạ tiết trên bao bì cũng phải được đề cao hơn và có chiều sâu hơn.
- Công ty cũng phải chú ý đến những thành tựu mới về công nghệ hợp chất trong tương lai nhất là những loại vật liệu có tính chất thay thế về tính môi truờng, tái sử dụng và có chất lượng tốt hơn…
2.4. Hoàn thiện về các chính sách hỗ trợ khác.
Hoàn thiện về chính sách giá.
- Công ty phải tiếp tục theo đuổi chính sách giá thấp đối với sản phẩm sơn dân dụng và sơn công nghiệp.
- Đối với sản phẩm sơn tàu biển công công nghiệp, việc theo đuổi chính sách giá cạnh tranh và chất lượng cao là hợp lý, nhưng trong thời gian hội nhập sắp tới công ty phải có biện pháp làm giảm giá thành sản phẩm mà không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và doanh thu của công ty.
Hoàn thiện về kênh phân phối.
- Công ty phải tiếp tục bổ xung thêm các thành viên kênh cấp một.
- Có chính sách ưu đãi hợp lý đối với các thành viên kênh có sự hợp tác tốt trong việc hỗ trợ công ty trong thời điểm cần huy động thêm sơn trong thời điểm hàng của công ty chưa đến.
- Việc quản lý kênh cũng phải chặt chẽ hơn nhằm đảo bảo sự thống nhất một giá giữa các đại lý.
- Kiên quyết loại bỏ các thành viên kênh có những gian dối trong thanh toán tiền hàng.
- Đảm bảo lượng dự trữ trong các đại lý hợp lý tránh tình trạng ứ đọng và dư thừa.
Hoàn thiện về xúc tiến hỗn hợp.
- Công ty phải tích cực tham gia các hội trợ triển lãm trên toàn quốc, nhất là hội chợ Giảng Võ được tổ chức thường xuyên.
- Duy trì việc quảng cáo định kỳ ở tạp chí tài chính mỗi tháng một lần và quảng cáo định kỳ trên báo địa phương(báo Hải Phòng).
- Hợp tác với phóng viên địa phương truyền hình địa phương và truyền hình toàn quốc trong các phóng sự về công ty.
- Tặng quà cho các khách hàng thường xuyên của công ty trong các hội nghị khách hàng thương niên và ngày lễ kỷ niệm của công ty, gửi thiếp và quà trong các ngày lễ và ngày thành lập công ty cho khách hàng thường quen của công ty.
KẾT LUẬN
Với những nỗ lực, cố gắng không ngừng trong sản xuất và kinh doanh Công ty Sơn Hải Phòng trong giai đoạn vừa qua (2000-2002) đã đạt được nhiều thành tích, tạo ra bước tăng trưởng đáng kể về doanh thu, lợi nhuận, đóng góp một lượng giá trị lớn cho ngân sách nhà nước, khẳng định vị thế sản phẩm Sơn của mình trên thị trường. Có được kết quả đáng mừng như ngày hôm nay đó là sự cố gắng của tập thể lao động công ty, đặc biệt là nhân viên phòng marketing và dịch vụ kỹ thuật vì đâu chính là nơi tạo ra các đơn đặt hàng lớn và thường xuyên của công ty.
Trong phạm vi đề tài này em đã trình bầy chiến lược sản phẩm của công ty Sơn Hải Phòng, đã có những đánh giá về thực trạng về chiến lược sản phẩm của công ty cũng như đề ra biện pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại của Công ty. Tuy nhiên thời gian nghiên cứu còn có hạn, bản thân em chưa có kinh ngiệm thực tế, và trình độ còn giới hạn, vì vậy mà những vấn đề em đã đề cập, phân tích chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự chỉ bảo, hướng dẫn của cô giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo trong khoa và sự góp ý của cán bộ phòng marketingvà dịch vụ kỹ thuật Công ty Sơn Hải Phòng, để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Tâm, các anh chị cán bộ nhân viên phòng marketing và dịch vụ kỹ thuật đã tạo điều kiện cho em thực hiện và hoàn thành chuyên đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Quản trị Marketing - NXB Thống Kê
Tác giả: Phillip Kotler.
- Giáo trình đọc, lập, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp - NXB thống kê.
Chủ biên: PGS.TS Ngô Thế Chi & TS. Vũ Công Ty
- Giáo trình tài chính doanh nghiệp sản xuất - NXB Thống Kê
Chủ biên: TS. Trương Mộc Lâm
- Giáo trình Marketing căn bản- NXB Thống kê
- Báo cáo tài chính, chỉ tiêu kế hoạch, quyết toán tài chính và các tài liệu..có liên quan của Công ty Sơn Hải Phòng giai đoạn 2000-2002.
- Catalog về danh mục sản phẩm, danh mục giá và giới thiệu về công ty - Một số báo chí, tài liệu khác..v.v
MỤC LỤC
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM.
1. Sản phẩm và các cấp độ của sản phẩm.
1.1. Sản phẩm………1
1.2. Các cấp độ của sản phẩm………...
1.3. Hệ thống thứ bậc của sản phẩm……….
1.4. Phân loại sản phẩm………
1.5. Mối quan hệ giữa chiến lược sản phẩm, thị trường mục tiêu và chiến lược định vị sản phẩm……… 2. Những quyết định về danh mục sản phẩm……….4 3. Quyết định về loại sản phẩm………..6 3.1. Phân tích loại sản phẩm. 3.2. Chiều dài của loại sản phẩm. 3.3. Quyết định hiện đại hoá sản phẩm. 3.4. Quyết định làm nổi bật sản phẩm. 3.5. Quyết định thanh lọc sản phẩm. 4. Quyết định nhãn hiệu……….10 4.1. Lượng định uy tín của nhãn hiệu………...12 4.2. Quyết định gắn nhãn ………14
4.3. Quyết định người bảo trợ nhãn hiệu………..16
4.4. Quyết định tên nhãn……….…….19
4.5. Quyết định chiến lược nhãn hiệu………21
4.6. Quyết định tái xác định vị trí nhãn hiệu……….25
5. Quyết định về bao bì và cách gắn nhãn ………25
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY SƠN HẢI PHÒNG.
1. Giới thiệu về công ty và hiện tình marketing của công ty……… 30
2. Chức năng và nhiệm vụ………...…………30
3. Sơđồ tổ chức và nguồn nhân lực của công Ty………...32
4. Đặc điểm tài chính………...37
5. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật……….38
6. Hiện tình marketing của công ty……….39
II. Thực trạng về chiến lược sản phẩm của công ty Sơn Hải Phòng. 1. Sản phẩm và các mức độ của sản phẩm ……….46
2. Những quyết định về danh mục sản phẩm ……….48
3. Quyết định về loại sản phẩm ……….50
4. Quyết định về nhãn hiệu………55
5. Quyết định về bao bì và cách gắn nhãn PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM 1. Định hướng phát triển của công ty………59