II. Nội dung và trình tự Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định
1.3.2. Đánh giá rủi ro
Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400, đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ: “Rủi ro Kiểm toán (AR) là rủi ro KTV và Công ty Kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được Kiểm toán còn những sai sót trọng yếu”. Việc đánh giá rủi ro Kiểm toán thông qua việc đánh giá ba bộ phận: Rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR) và rủi ro phát hiện (DR) căn cứ vào mối quan hệ được phản ánh trong mô hình sau:
DR= AR/IR*CR Trong đó: AR là rủi ro Kiểm toán. IR là rủi ro tiểm tàng. CR là rủi ro phát hiện. DR là rủi ro kiểm soát. Sơđồ 6: Đánh giá mức độ trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ
Trọng yếu và rủi ro có mối quan hệ khăng khít với nahu. Nếu mức sai sót chấp nhận được (hay trọng yếu) được đánh giá cao lên thì rủi ro Kiểm toán sẽ phải giảm xuống, và ngược lại rủi ro Kiểm toán sẽ tăng lên, việc thu thập bằng chứng phải mở rộng. Trong cuộc Kiểm toán, KTV mong muốn AR càng nhỏ càng tốt vì nó đảm bảo kết quả Kiểm toán tối ưu nhất.
Khi đánh giá về rủi ro Kiểm toán cần phải hiểu được những sai sót thường xảy ra trong từng phần hành Kiểm toán. Trong phần hành TSCĐ, các sai sót có thể xảy ra thường liên quan tới các sai sót tiềm tàng, cụ thể như sau:
Rủi ro liên quan đến nguyên giá TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ có thể bị phản ánh sai lệch thực tế. Đối với trường hợp tăng TSCĐ, nguyên giá ghi trên sổ thường cao hơn thực tế. Đối với trường hợp giảm TSCĐ, nguyên giá thường ghi thấp hơn thực tế.
Rủi ro liên quan đến khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ có thể sai về cáh tính và phân bổ, do phương pháp tính khấu hao của đơn vị không phù hợp với các quy định hiện hành và không phù hợp với cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của từng TSCĐ.
Rủi ro liên quan đến sửa chữa, nâng cấp TSCĐ: nhiều nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ có thể bị hiểu lầm về bản chất là nâng cấp TSCĐ và ngược lại. Do vậy, có thể dẫn tới các sai sót không ghi tăng nguyên giá TSCĐ đối với trường hợp nâng cấp TSCĐ do đơn vị hạch toán vào chi phí sửa chữa TSCĐ.
Rủi ro về hoạt động cho thuê và đi thuê TSCĐ: nhiều nghiệp vụ đi thuê TSCĐ có thể không được phân loại theo đúng hình thức thuê tài sản, Tài sản thuê hoạt động có thể bị phân loại thành Thuê tài chính. Đối với tài sản thuê hoạt động, đơn vị cho thuê có thế hạch toán không đúng doanh thu cho thuê tài sản.
Trên đây là các sai sót tiềm tàng có thể xảy ra đối với phần hành TSCĐ. Khi đánh giá rủi ro Kiểm toán viên chủ yếu đi vào các biện pháp phát hiện ra những sai sót tiềm tàng và hạn chế tối đa rủi ro này. Từ những công việc này sẽ giúp KTV thiết kế và thực hiện các phương pháp Kiểm toán cần thiết nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng Kiểm toán.
1.3. Thiết kế chương trình Kiểm toán
Sau khi thực hiện các công việc trên Kiểm toán viên phải xây dựng một chương trình Kiểm toán cụ thể cho cuộc Kiểm toán.
Chương trình Kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc Kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các Kiểm toán viên cũng như dự kiến về các tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trọng tam của chương trình Kiểm toán là các thủ tục Kiểm toán cần thiết thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được Kiểm toán.
Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt nam số 300 “Kiểm toán viên và Công ty Kiểm toán phải soạn thảo chương trình Kiểm toán trong đó xác định nộ dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục Kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch Kiểm toán”.