RFID và các công nghệ cảm ứng từ xa khác cung cấp một mức độ tự động mà các công nghệ trước đây không thể hiện thực đ ược ví dụ như các mã vạch vẫn cần sự can thiệp của con người. Tuy nhiên, mức độ tự động này đòi hỏi các đầu đọc và bộ cảm ứng phải được giám sát và quản lý từ xa. Một giải pháp middleware hoạt động tại rìa phù hợp nhất với việc giám sát và quản lý các thiết bị rìa. Vì thế, bên cạnh 3 chức năng đã đề cập bên trên, một giải pháp middleware RFID cũng nên cung cấp, ít nhất làở mức độ tích hợp, một giao diện giám sát và quản lý.
Nhiều dữ liệu hơn và nhiều giao dịch hơn nghĩa là chịu tải lớn hơn trên hạ tầng lưu trữ, máy chủ và mạng của bạn. các ứng dụng doanh nghiệp th ường được triển khai ở trung tâm dữ liệu, vì thế đem chúng trực tiếp ra các quan sát từ đầu đọc RFID sẽ không chỉ làm quá tải các ứng dụng của bạn mà còn dẫn đến sự chậm trễ trong xử lý thông tin và tạo gánh nặng cho hạ tầng WAN. Vì thể, ngoại trừ các ứng dụng đ ơn giản hoặc các ví dụ minh họa lý thuyết, bạn nên lập kế hoạch sử dụng middleware RFID giữa ứng dụng với các thiết bị rìa. Ít nhất, middleware này nên đóng gói các lo ại đầu đọc sẵn có khỏi tầm nhìn của ứng dụng, và để các ứng dụng tập trung vào các sự kiện có ý nghĩa ở mức ứng dụng thay vì bị tràn ngập bởi các quan sát thô. Như đã đề cập trước đây, bạn cũng nên có các tính năng giám sát và qu ản lý trong middleware.
Hình 7-3 trình bày mô hình lý thuyết của middleware RFID. Middleware RFID nhận các quan sát thô từ một hay nhiều nguồn dữ liệu. Một nguồn dữ liệu có thể là bất kì bộ cảm ứng nào có thể thu thập dữ liệu từ thế giới vật lý, giống nh ư 1 đầu đọc RFID hay một bộ cảm nhiệt. Sau khi nhận các quan sát từ các đầu đọc, bộ quản lý sự kiện của middleware thu thập, chuyển đổi hoặc lọc chúng cho các ứng dụng. Bên cạnh việc làm cho các quan sát có ích hơn đối với các ứng dụng, bộ quản lý sự kiện còn giúp giảm bớt lượng dữ liệu lớn mà cácứng dụng phải xử lý.
Hình 3-3: Kiến trúc lý thuyết của một sản phẩm RFID Middleware
Trong hình 3-3, middleware có thể hỗ trợ chức năng phát hiện đầu đọc, phòngđoán, giám sát và quản lý, cung cấp tập dữ liệu, phiên dịch, lọc, và các cơ chế phân nhóm, hỗ trợ các giao diện hướng dịch vụ chuẩn như Java, J2EE, .NET và dịch vụ Web; và đề xuất các tính năng phỏng đoán từ xa, giám sát và quản lý.
Trong khi có nhiều cách thức triển khai kiến trúc này, chúng ta sẽ tìm hiểu đặc tả “Sự kiện mức ứng dụng” (ALE) của EPCglobal đ ược xem là đặc tả phổ biến nhất. Đặc tả n ày định nghĩa một giao diện nhận sự kiện từ các đầu đọc RFID, lọc và phân nhóm chúng. Chúng ta sẽ trình bàyđặc tả này theo các chi tiết quan trọng để bạn có thể tự mình hiểu rõ các khái niệm và API trọng tâm, nhưng bạn cũng nên ý thức rằng một vài triển khai đặc tả ALE khác nhau đã có mặt trên thị trường, với những ưu điểm và mở rộng riêng.