1) Phương pháp phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế
* Mục đích:
- Giúp nhà quản lý nhận thức được bản chất, mối quan hệ biện chứng hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành.
- Xác định được trọng điểm của công tác quản lý, từ đó đề xuất các biện pháp đúng đắn cho hoạt động kinh doanh đã và đang xảy ra.
Vì vậy phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế là bước đầu tiên nhà quản lý phải làm khi tiến hành công việc phân tích.
* Nội dung phương pháp:
Tùy vào mục đích, yêu cầu của phân tích mà người ta sử dụng các tiêu thức phân chia khác nhau
- Phân chia theo yếu tố cấu thành chỉ tiêu.
- Phân chia theo địa điểm phát sinh (phân chia các hiện tượng, quá trình và kết quả kinh doanh theo nơi chúng phát sinh, hình thành).
- Phân chia theo thời gian: các kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Mỗi khoảng thời gian khác nhau có những nguyên nhân tác động không giống nhau. Phân chia theo thời gian là tiến hành phân chia các hiện tượng, quá trình và kết quả kinh tế theo thời gian mà nó cấu thành. Khoảng thời gian có thể là tuần, kỳ, tháng, quý, năm (tùy theo đặc tính của quá trình kinh doanh, tùy nội dung kinh tế của chỉ tiêu phân tích và mục đích phân tích).
2) Phương pháp so sánh.
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được dùng trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng
26 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
bộ để có thể so sánh được các chỉ tiêu tài chính, như sự thống nhất về không gian,thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán. Đồng thời theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh.
* Mục đích của phương pháp so sánh:
- Để đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu đề ra thì người ta so sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch.
- Để đánh giá tốc độ, nhịp điệu của các hiện tượng kết quả kinh doanh thì người ta so sánh số liệu giữa các kỳ với nhau.
- Để so sánh mức độ thực hiện các mục tiêu đề ra giữa các đơn vị thì người ta so sánh số liệu giữa các đơn vị với nhau hoặc số liệu của đơn vị với số liệu trung bình ngành.
* Điều kiện áp dụng:
- Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu để so sánh. - Bảo đảm tính thống nhất về nội dung kinh tế của các chỉ tiêu.
- Bảo đảm tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu: khi so sánh cần lựa chọn hoặc tính lại các trị số của chỉ tiêu theo một phương pháp thống nhất.
- Bảo đảm tính thống nhất về đơn vị của các chỉ tiêu * Xác định gốc so sánh:
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, phân tích mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp,cụ thể:
- Khi nghiên cứu mức tăng trưởng của các chỉ tiêu theo thời gian thì số gốc là trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước.
- Khi nghiên cứu mức độ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng khoảng thời gian trong năm thì số gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước.
- Khi đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch: gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu kế hoạch.
- Khi nghiên cứu vị trí của doanh nghiệp thì gốc để so sánh là chỉ tiêu trung bình của ngành, của lĩnh vực kinh doanh.
27 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- So sánh thực tế với kế hoạch (số so sánh hoàn thành kế hoạch).
+ Số so sánh tuyệt đối hoàn thành kế hoạch: kết quả so sánh biểu hiện quy mô hoàn thành kế hoạch là lớn hay nhỏ, đơn vị tính là hiện vật (chiếc, cái), giá trị (đồng).
+ Số so sánh tương đối hoàn thành kế hoạch: kết quả so sánh thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch là cao hay thấp. Đơn vị tính là %, số lần.
+ Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo hệ số tính chuyển, tính theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất.
- So sánh về mặt thời gian (số so sánh động thái): tức là tiến hành so sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước được biểu hiện bẳng số %, số lần. Sự biến động