Từ những hạn chế đã nêu đối với việc áp dụng các khoản giảm trừ doanh thu xét thấy Chi nhánh nên sử dụng thêm tài khoản 521. Cụ thể, đối với chiết khấu thƣơng mại - TK 521, Chi nhánh nên có chính sách cho khách hàng hƣởng một khoản chiết khấu khi mua với số lƣợng lớn để khuyến khích khách hàng mua hàng hoá dịch vụ nhiều hơn. Điều này sẽ làm tăng lƣợng hàng hoá dịch vụ bán ra từ đó sẽ tăng doanh thu bán hàng hoá dịch vụ. Tuy các khoản giảm trừ doanh thu cũng sẽ tăng nhƣng phần tăng doanh thu sẽ lớn hơn phần tăng của các khoản giảm trừ từ đó sẽ làm tăng doanh thu thuần của Chi nhánh.
1, Phản ánh số chiết khấu thƣơng mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 521: Chiết khấu thƣơng mại
Nợ TK 33311: Số thuế GTGT phải nộp Có các TK 111, 112, 131,...
2, Cuối kỳ, kết chuyển số chiết khấu thƣơng mại đã chấp thuận cho ngƣời mua phát sinh trong kỳ sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi: Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521: Chiết khấu thƣơng mại
Ví dụ: Với hoá đơn GTGT số 0019069 ngày 31/12/2008 bán sắt thép cho
công ty cổ phần thƣơng mại đầu tƣ Tân Hƣơng. Số lƣợng là hơn 1487 tấn, cộng giá trị hàng hoá lên tới 15,725,878,750 VNĐ, mặt khác Tân hƣơng lại là một khách hàng lâu năm của Chi nhánh. Trong trƣờng hợp này, Chi nhánh nên cho Tân Hƣơng hƣởng một khoản chiết khấu thƣơng mại để giữ chân khách hàng đồng thời khuyến khích khách hàng mua với số lƣợng lớn lần sau.
Tuỳ vào chính sách thƣơng mại của Chi nhánh và trƣờng hợp cụ thể mà quy định phần trăm (%) chiết khấu thƣơng mại. Nhƣ với trƣờng hợp này, do giá vốn của hàng bán cũng lên tới 15,655,465,000 VNĐ nên phần trăm chiết khấu thƣơng mại sẽ là 0.1%. Nhƣ vậy, khoản chiết khấu là: 15,725,878,750 x 0.1% = 15,725,879 VNĐ
Kế toán định khoản nhƣ sau: Nợ TK 521 : 15,725,879 VNĐ Nợ TK 33311 : 786,294 VNĐ Có TK 131: 16,512,173 VNĐ
Cuối kỳ, thực hiện kết chuyển chiết khấu thƣơng mại: Nợ TK 511 : 15,725,879 VNĐ