- BĐLDL mức đỉnh (mức 1): BĐLDL mức đỉnh dùng để biểu diễn chức năng tổng quát A một cách chi tiết hơn bằng cách phân nhỏ chức năng A thành các chức năng chi tiết
QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐẤT ĐAI 4.1 Giới thiệu
4.5.2. Nội dung quản lý dữ liệu và thông tin đất đa
1, Quản lý các dữ liệu
Quản lý các dữ liệu quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai nhằm giúp Nhà nước mà có cơ sở chắc chắn để quản lý chặt chẽ một cách có hệ thống toàn bộ đất đai trong
CSDL LIS LIS Các nguồn dữ liệu đầu vào Nhập và xây dựng cơ sở dữ liệu liệu
Quản lý thông tin đất đai
Quản lý dữ liệu đất đai
Thông tin đất đai
ranh giới hành chính. Các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm các tài liệu liên quan đến công tác quản lý nguồn tài nguyên đất, quản lý nhà nước về đất đai, các tài liệu hoạt động nghiệp vụ, khoa học, hành chính, …Các tài liệu trên có thể là:
- Các văn bản pháp quy của nhà nước (Hiến pháp, Luật đất đai, Nghị định, Nghị quyết…) về quản lý nguồn tài nguyên đất và sử dụng tài nguyên đất.
- Các tài liệu về quy phạm, quy trình của ngành… - Các tài liệu đo đạc, chỉnh lý bổ xung bản đồ các loại. - Các biểu mẫu trong công tác đo đạc bản đồ.
- Các biểu mẫu trong công tác đăng ký thống kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Các tài liệu trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2, Quản lý các thông tin đất đai
a, Thông tin về hồ sơ địa chính
CSDLHSĐC quản lý mọi thông tin về hồ sơ giấy tờ có liên quan đến thửa đất (bản đồ địa chính). Các thông tin này được kết nối và minh hoạ trên bản đồ địa chính thông qua chỉ số của thửa đất.
- Thông tin bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành địa chính. Trên bản đồ thể hiện chính xác vị trí, ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính khác của tựng thửa đất, từng vùng đất trong một đơn vị hành chính địa phương nhất định (xã, phường, thị trấn ).
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, manh tính pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai.
- Thông tin sổ địa chính
Sổ địa chính như một lý lịch của đất đai được lập nhằm đăng ký toàn bộ diện tích đất đai được Nhà nước giao quyền sử dụng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào các mục đích khác nhau. Đồng thời liệt kê diện tích các loại đất chưa giao, chưa cho thuê sử dụng, làm cơ sở để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước đúng pháp luật.
- Thông tin sổ mục kê
Sổ mục kê đất được thành lập nhằm liệt kê lần lượt toàn bộ các thửa đất trong phạm vi địa giới hành chính mỗi xã, phường, thị trấn về các nội dung. Tên chủ sử dụng, diện tích, loại đất để đáp ứng yêu cầu tổng hợp, thống kê quỹ đất đai hiện có; tra cứu sử dụng các tài liệu hồ sơ địa chính một cách đầy đủ, thuận tiện và chính xác.
Sổ mục kê phải đầy đủ các nội dung theo yêu cầu quản lý đất đai của xã, lập sổ theo mẫu quy định của Bộ tài nguyên và môi trường.
Phải đảm bảo độ chính xác, không trùng lặp, bỏ sót đồng thời phải luôn phù hợp với hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tin sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sổ gồm các nội dung: Số thứ tự, giấy chứng nhận đã cấp tên chủ sử dụng và nơi thường trú, diện tích và tổng số thửa được cấp, số hiệu thửa đất, số hiệu tờ bản đồ; căn cứ pháp lý cấp giấy.
Sổ được lập và theo dõi riêng cho từng xã trên cơ sở giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp phát. Ghi hết nội dung của mỗi giấy chứng nhận để cách 3 dòng rồi mới ghi tiếp giấy tiếp theo.
Sổ địa chính lập và giữ sổ cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng thuộc thẩm quyền tỉnh cấp. Phòng địa chính lập và ghi sổ cho các đối tượng thuộc huyện, thị xã xét cấp giấy. Xã sao lục sổ cấp giấy để theo dõi đối với tất cả các đối tượng được cấp giấy có tên trên địa bàn xã, phường.
- Thông tin sổ theo dõi biến động đất đai
ngày, tháng, năm vào sổ theo dõi; số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất có biến động; tên chủ sử dụng trước biến động và nơi thường trú của chủ sử dụng; loại đất trước khi biến động, diện tích biến động; các nội dung biến động khác.
- Thông tin về các chủ sử dụng đất đai như: họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, số chứng minh thư, họ tên vợ/chồng....
b, Các loại hồ sơ khác
Ngoài hệ thống hồ sơ địa chính ra chúng ta còn có các loại hồ sơ về: thửa đất, giao đất, thuế đất, chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển quyền, thanh tra, kiển tra, giải quyết tranh chấp, thu hồi, phân hạng, đánh giá, định giá, các dự án…
Trên cơ sở hồ sơ này cán bộ địa chính thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Đối tượng quản lý chính trong cơ sở dữ liệu là các thửa đất, chủ sử dụng và mối quan hệ giữa 2 đối tượng này trong suốt quá trình biến động sử dụng đất. Quan hệ này được thể hiện bằng “Giấy cấp chứng nhận quyền sử dụng đất”