Điều nổi bật là một số những thí dụ trên có liên quan đến Tuyên ngôn Thiên niên kỷ, mà 170 nước đã đạt được thỏa thuận năm 2000 để giải quyết tình trạng đói nghèo, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Tuy vậy khoa học và công nghệ ít khi được đưa vào các chương trình quốc tế tập trung vào phát triển
kinh tế xã hội. Trong việc đáp ứng một số mục tiêu của Tuyên ngôn Thiên niên kỷ, đã có những tiến bộ quan trọng, như việc giảm nghèo,
tăng cường giáo dục tiểu học, bình đẳng giới tính và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Tuy nhiên có ít tiến bộ
trong đấu tranh chống bệnh tật toàn cầu và cải thiện sự bền vững môi trường. Đây là những thách thức trong đó công nghệ sinh học có thể đóng vai trò.
Những đầu tư vào khoa học và
công nghệ của bất kỳ quốc gia nào đều sẽ mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, đầu tư để giải quyết các vấn đề xã hội, chính trị, văn hóa và đạo đức xung quanh những áp dụng công nghệ sinh học cũng không
kém phần quan trọng. Có những cách tốt để thúc đẩy sự đối thoại cởi mở về những vấn đề như vậy.
Chúng ta có thể không bao giờ đồng ý với một số ứng dụng của công nghệ sinh học, như nhân bản vô tính để chữa bệnh, nhưng đối thoại sẽ dẫn đến sự hiểu biết tốt
hơn các quan điểm của nhau và tôn trọng những sự khác biệt của chúng ta.
Chúng ta không nên đánh giá thấp những rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe và môi trường của công nghệ sinh học. Chúng ta cần đầu tư vốn để nghiên cứu những ảnh hưởng
này bởi các tổ chức độc lập. Các hệ thống quy định cần được chấn
chỉnh sửa đổi để trở thành có hiệu quả, hiệu lực và minh bạch. Gần đây có một vài sáng kiến cho việc
nghiên cứu độc lập các hệ thống quy định và chính sách.
Cuối cùng chúng ta cần đầu tư vào các công nghệ để những công nghệ này được cải tiến hướng vào việc giúp các nước đang phát triển và xây dựng năng lực trong các cộng đồng của các nước này, thí dụ,
thông qua giáo dục, đào tạo và giúp đỡ các vấn đề về sở hữu trí tuệ.
Đầu tư vào công nghệ sinh học đã được tiến hành đầu tiên ở các nước phát triển và vào những sản phẩm cho phép hoàn vốn. Đối với khu vực tư nhân sự tập trung này là
điều tự nhiên, tuy vậy cần phải có một chương trình rộng hơn. Các chính phủ và các tổ chức khác cần
phải can thiệp và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển ở các nước đang phát triển và ở các sản phẩm có thể mang lại lợi ích cho những nước
đó. Thông qua việc nâng cao ý thức về bối cảnh xã hội của công nghệ sinh học và những cam kết giải
quyết những vấn đề hiện tại, người ta có thể hình dung được một tương lai trong đó công nghệ sinh học
được khai thác một cách trách
nhiệm để giúp đỡ tất cả các quốc gia và mọi người.