M KH = T sd
PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG
2.2.1.1. Đặc điểm và phân loại tài sản cố định.
a/ Đặc điểm:
Tài sản cố định của Công ty TNHH Việt Trường là TSCĐ hữu hình, đây là một bộ phận chủ yếu trong tổng tài sản và đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của Công ty, bao gồm:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: Cổng, tường rào, nhà thường trực sản xuất, nhà điều hành sản xuất…
- Máy móc thiết bị: Máy hồi khí, máy bơm bùn, máy xay đá, máy sản xuất đá, tủ đông bán tiếp xúc, dây chuyền surimi…
- Phương tiện vận tải: xe ô tô tải, xe ca, tàu chở cá.
- Thiết bị dụng cụ quản lí: máy vi tính, bàn họp, két sắt, máy photo, máy in, tủ đứng…
- Tài sản cố định khác: khuôn cấp đông, khay cấp đông, đường ray inox, băng tải, quạt công nghiệp…
b/ Phân loại:
Tài sản cố định của Công ty bao gồm nhiều loại khác nhau cùng tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có thể quản lý tốt tài sản cố định đòi hỏi Công ty phải thực hiện phân loại một cách hợp lý.
* Phân loại tài sản cố định theo kết cấu
Tài sản cố định của Công ty chủ yếu là tài sản cố định hữu hình được phân loại theo các nhóm sau đây:
- Máy móc thiết bị xây dựng - Nhà cửa vật kiến trúc - Thiết bị dụng cụ quản lý - Tài sản cố định khác
Việc phân loại tài sản cố định theo tiêu thức này rất thuận lợi cho công tác quản lý tài sản cố định và trích khấu hao TSCĐ phân bổ cho các đối tượng sử dụng. Ngoài ra đây cũng là cơ sở để kế toán lập các sổ chi tiết TSCĐ và xác định tỷ lệ khấu hao áp dụng cho các nhóm TSCĐ.
Tài sản cố định tại công ty được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Việc phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành cho phép công ty nắm bắt được tình hình đầu tư TSCĐ cũng như các nguồn vốn tài trợ. Trên cơ sở đó cho phép công ty điều chỉnh việc đầu tư một cách hợp lý các nguồn tài trợ cho TSCĐ.