Phƣơng pháp điều chỉnh này chỉ áp dụng cho động cơ dị bộ rotor dây quấn. Bằng việc tăng điện trở rotor, đặc tính cơ mềm đi nhiều, nếu mômen cản không đổi ta có thể thay đổi tốc độ động cơ theo chỉều giảm. Nếu điện trở phụ thay đổi vô cấp ta thay đổi đƣợc tốc độ vô cấp, tuy nhiên việc thay đổi vô cấp tốc độ bằng phƣơng pháp điện trở rất ít dùng mà thay đổi nhảy bậc do đó các điện trở điều chỉnh đƣợc chế tạo làm việc ở chế độ lâu dài và có nhiều đầu ra.
Giá trị điện trở phụ đƣa vào rotor có thể tính bằng công thức: Rp= 1 1 2 s s R2 trong đó s1 và s2 ứng với tốc độ n1 và n2.
Khi Mc=const thì phạm vi điều chỉnh tốc độ là n1 –n3 (hình 2.23), khi Mc tăng phạm vi điều chỉnh tốc độ sẽ tăng lên. Khi mômen cản không đổi thì công suất nhận từ lƣới điện không đổi trong toàn phạm vi điều chỉnh tốc độ. Công suất hữu ích P2=M2 ởtrên trục động cơ sẽ tăng khi độ trƣợt giảm. Vì P=Pđt-P2=M(1-2) là tổn hao rotor nên khi độ trƣợt lớn tổn hao sẽ lớn.
Hình 2.22. Đặc tính cơ của động cơ
dị bộ khi thay đổi điện áp nguồn cung cấp
Hình 2.23. Đặc tính cơ của động cơ
dị bộ dây quấn khi thay đổi điện điện trở rotor
Đặc điểm của phƣơng pháp điều chỉnh điện trở rotor là điều chỉnh láng, dễ thực hiện, rẻ tiền nhƣng không kinh tế do tổn hao ở điện trở điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh phụ thuộc vào tải. Không thể điều chỉnh ở tốc độ gần tốc độ không tải.